04 quy tắc xưng hô của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp

282

Kiểm sát viên phải có cách xưng hộ đúng chuẩn mực đối với từng đối tượng khác nhau theo quy định tại Điều 6 Quyết định 46/QĐ-VKSTC ban hành ngày 20/02/2017, cụ thể:

(1) Khi xưng hô về bản thân:

– Kiểm sát viên dùng từ “tôi” trong trường hợp có 01 Kiểm sát viên;

– Trong trường hợp có nhiều Kiểm sát viên cùng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp thì dùng từ “chúng tôi”; hoặc dùng từ “Viện kiểm sát”, “Kiểm sát viên” bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.

(2) Cách xưng hô đối với người tiến hành tố tụng:

– Trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi Hội đồng thì Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “thưa Hội đồng”, “đề nghị Hội đồng” hoặc dùng từ “Hội đồng” cùng với từ chỉ nhiệm vụ của Hội đồng như Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự,… trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.

– Trường hợp vụ án, vụ việc được giải quyết bởi 01 Thẩm phán thì Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “thưa Thẩm phán chủ trì phiên tòa (phiên họp)” hoặc “đề nghị Thẩm phán chủ trì phiên tòa (phiên họp)” trước khi trình bày, phát biểu, đề nghị, kiến nghị.

– Đối với Thư ký phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “đề nghị Thư ký phiên tòa (phiên họp)”, sau đó nêu vấn đề cần đề nghị.

– Đối với Thẩm tra viên, Kiểm sát viên sử dụng cụm từ “đề nghị Thẩm tra viên” cùng với họ tên của Thẩm tra viên đó, sau đó nêu vấn đề cần đề nghị.

(3) Cách xưng hô đối với người tham gia tố tụng:

– Đối với bị cáo là cá nhân, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị cáo” hoặc “Bị cáo” cùng với tên hoặc họ tên của bị cáo. Ví dụ: Bị cáo cho biết …..; hoặc bị cáo Nguyễn Văn A cho biết ……. Trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị cáo” hoặc “Bị cáo” cùng với tên đầy đủ của pháp nhân đó.

– Đối với người bị kết án, Kiểm sát viên sử dụng từ “phạm nhân” cùng với họ tên đầy đủ của người đó.

– Đối với bị hại, Kiểm sát viên sử dụng từ “Bị hại” hoặc “Bị hại” cùng với họ tên đầy đủ của người đó.

– Đối với Luật sư, Kiểm sát viên sử dụng từ “Luật sư” hoặc “Luật sư” cùng với họ tên đầy đủ của Luật sư đó.

– Đối với người tham gia tố tụng khác là cá nhân, Kiểm sát viên sử dụng từ “anh, chị, ông hoặc bà” hoặc “anh, chị, ông hoặc bà” cùng với tên hoặc họ tên của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì Kiểm sát viên sử dụng tên đầy đủ của cơ quan, tổ chức đó.

(4) Đối với những người tham dự phiên tòa, phiên họp:

Kiểm sát viên sử dụng cách gọi “Thưa cô bác, anh chị và quý vị tham dự phiên tòa”.

Thùy Liên

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai