Lý giải về cấu thành nhục hình

31

Điều 298 BLHS quy định: “Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra…”.

Như vậy mấu chốt của vấn đề ở đây không phải là việc xác định chứng cứ, mà là xác định việc “lấy lời khai xác minh đơn tố giác tội phạm khi chưa có quyết định khởi tố vụ án hình sự” của Điều tra viên có phải là “hoạt động điều tra” hay không. Để từ đó xác định việc Điều tra viên đánh nghi phạm trong trường hợp trên có cấu thành tội “Dùng nhục hình” hay không.

Hành vi trên không cấu thành tội theo Điều 298 BLHS vì những lý do sau:

– Hoạt động của điều tra viên trong trường hợp này là hoạt động thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 103 BLTTHS nhằm kiểm tra, xác minh nguồn tin để đưa ra quyết định có khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.

– Điều 119 BLTTHS quy định: “Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá…, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra”.

Như vậy về mặt lý luận, thời hạn điều tra là khoảng thời gian tối đa do pháp luật quy định trong khoảng thời gian đó cơ quan điều tra được thực hiện các hoạt động điều tra nhằm xác định tội phạm, người phạm tội và các tình tiết khác của vụ án và nó được tính từ khi khởi tố cho đến khi kết thúc điều tra.

– Theo Từ điển luật học thì “Điều tra là công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”.

Từ những quy định trên có thể thấy hoạt động điều tra là những hoạt động trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Vì vậy mà nó phải là những hoạt động được tiến hành sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án. Bởi vì một vụ án hình sự chỉ hình thành sau khi có quyết định khởi tố.

Còn hoạt động giải quyết tố giác, tin báo tội phạm không phải là hoạt động điều tra, mà nó có tính chất như là một hoạt động tiền tố tụng làm tiền đề cho việc khởi tố hay không khởi tố vụ án. Từ đó dẫn đến kết quả là các hoạt động điều tra có được tiến hành hay không.

Vì vậy có thể kết luận hoạt động của Điều tra viên nói trên không phải là hoạt động điều tra nên không cấu thành tội “Dùng nhục hình”. Nếu hành vi của Điều tra viên này gây ra thướng tích cho nghi phạm thì đó là hành vi gây thươn tích cho người khác trong khi thi hành công vụ chứ không phải hành vi dùng nhục hình..

Lý giải về  “hoạt động điều tra” nó chỉ nằm trong phạm vi “từ khi khởi tố …..đến khi kết thúc điều tra” theo điều 119 BLTTHS, và từ đó chỉ ra vấn đề: Khi giải quyết tin tố giác tội phạm là hoạt động tiền tố tụng, chứ không phải trong giai đoạn điều tra. Do vậy, khi cán bộ điều tra có dùng nhục hình với nghi phạm thì không bị coi là phạm tội theo điều 298 BLHS.
Nhưng thiết nghĩ, nếu không có việc thẩm tra tin tố giác tội phạm thì làm sao có cơ sở khởi tố vụ án được ? Do đó,  “Thời hạn điều tra” nó là một trong cả một giai đoạn của tiến trình “hoạt động điều tra”, trong đó có Xử lý tin tố giác cũng nằm trong một chuỗi hoạt động điều tra này, anh không thể đánh đồng “hoạt động điều tra” là “thời hạn điều tra”, mà theo mình nghĩ “hoạt động điều tra” có khái niệm rộng hơn”thời hạn điều tra”. Bởi lẽ:
Căn cứ quy định của Pháp lệnh điều tra, BLTTHS thì việc thẩm tra theo tin tố giác tội phạm nó cũng được quy định cụ thể trong Luật. Nếu những gì đã được quy định trong Luật thì nó cũng được xếp vào nằm trong một chuỗi quá trình hoạt động điều tra, những gì đã được quy định trong Luật tố tụng thì nó cũng thuộc quá trình “hoạt động điều tra”.
Do vậy, việc giải quyết tin tố giác tội phạm nó cũng nằm một trong các quá trình hoạt động điều tra.
Căn cứ để mình lập luận là:
Pháp lệnh điều tra:
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động điều tra

2. Hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân trong hoạt động điều tra

3. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan điều tra phải xem xét, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức đã báo tin, kiến nghị, người đã tố giác tội phạm biết và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

BLTTHS:

Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Điều 334. Người có quyền tố cáo

Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai