Sau khi nghiên cứu bài viết “Có áp dụng tình tiết định khung tăng nặng đối với Nguyễn Văn T ?” của tác giả Dương Văn Hưng (Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân) đăng trên Tạp chí Tòa án ngày 27/6/2021, tôi cho rằng cần áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 168 BLHS đối với Nguyễn Văn T.
Thứ nhất: Tình tiết định khung tăng nặng “Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại điểm e khoản 2 Điều 123 BLHS được hiểu là người phạm tội muốn che giấu tội phạm mà mình đã thực hiện trước đó nên đã ra tay giết người. Tuy nhiên, trong trường hợp này ngay từ đầu tình huống đã chỉ ra Nguyễn Văn T đã có ý định giết chị H để cướp tài sản. Cho nên, việc giết chị H không thỏa mãn yếu tố giết người để che dấu tội phạm đã thực hiện.
Thứ hai, Nguyễn Văn T biết chị H thường xuyên đeo trang sức và có nhiều tiền mang trên người nên có ý định giết chị H để cướp tài sản. Chuỗi hành động của T là để thỏa mãn mục đích lấy tài sản. Việc Nguyễn Văn T chuẩn bị hung khí để đảm bảo cho việc cướp tài sản thành công. Trước khi giết chị H, T có hành vi ngồi đè lên bụng chị H, tay trái bóp cổ, tay phải cầm dao dí vào mạng sườn trái của chị H đe dọa buộc chị H phải tháo trang sức trên người đưa cho T. Tôi đồng ý với tác giả tội cướp tài sản đã hoàn thành ở thời điểm T dùng vũ lực để chiếm đoạt số trang sức của chị H. Và công cụ là con dao mục đích đầu tiên của T sử dụng để đe dọa chị H chiếm đoạt tài sản.
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.
Tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP nêu trên đã hướng dẫn: “2.1. Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ). 2.2. Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. a. Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: Búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn… b. Về vật mà người mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: Thanh sắt mài nhọn, côn gỗ… c. Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: Gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”.
Do đó, cần phải áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 168 đối với Nguyễn Văn T.
Trên đây là ý kiến của tác giả kính mong độc giả gần xa đóng góp ý kiến.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai