Đáng buồn, sự việc trên không phải hi hữu. Thời gian qua đã xảy không ít trường hợp đối tượng vi phạm giao thông lao xe vào người thi hành công vụ khi bị yêu cầu dừng xe.
Trước đó, vào giữa tháng 1/2020, tại huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, khi đang làm nhiệm vụ trên quốc lộ 47, tổ tuần tra kiểm soát giao thông – Phòng CSGT Công an tỉnh phát hiện 1 thanh niên đi xe máy vi phạm tốc độ nên đã ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra hành chính.
Tuy vậy, nam thanh niên này không những không chấp hành hiệu lệnh mà còn đột ngột tăng ga đâm thẳng xe vào tổ công tác khiến chiến sĩ công an Đỗ Xuân Thanh bị thương nặng.
Cần xử lý nghiêm đối tượng cố tình đâm xe vào cảnh sát giao thông
Còn tại Bình Định, cách đây không lâu, Công an thị xã An Nhơn đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trương Quang Đạo (19 tuổi, ở xã Nhơn Hậu) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Nguyên nhân là do khi bị lực lượng CSGT phát hiện không đội mũ bảo hiểm, yêu cầu dừng xe để kiểm tra thì đối tượng này đã rồ ga tông thẳng xe vào người một chiến sỹ CSGT khiến anh ngã ra đường, phải đưa vào BV Đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu.
Liên quan tới hành vi trên, Luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, việc người tham gia giao thông lao thẳng xe máy vào cảnh sát đang làm nhiệm vụ là vô cùng nguy hiểm, thể hiện sự coi thường pháp luật. CQĐT cần khẩn trương vào cuộc, làm rõ hành vi, nhận thức của đối tượng này, làm rõ hậu quả… để xác định các dấu hiệu cấu thành tội phạm nhằm xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo tính răn đe.
Trong vụ việc nam thanh niên tông xe vào CSGT, nếu có căn cứ cho thấy đối tượng này đã nhìn thấy CSGT đang ra hiệu lệnh dừng xe, với khoảng cách và tốc độ hiện có hoàn toàn có thể dừng xe để chấp hành việc kiểm tra hành chính nhưng đối tượng này đã cố tình lao xe nhằm bỏ chạy, bất chấp hậu quả chết người có thể xảy ra thì có căn cứ để xử lý đối tượng này về tội giết người.
Theo Điều 123 BLHS 2015, đối tượng này có thể bị áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng là “sử dụng phương tiện nguy hiểm”, “với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” nên phải đối mặt với khung hình phạt là phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nếu đối tượng đang tham gia giao thông với tốc độ cao, vượt đèn đỏ thì đây là hành vi vi phạm hành chính, sẽ bị xử phạt hành chính. Còn nếu CSGT bất ngờ xuất hiện trước đầu xe khiến lái xe không kịp xử lý dẫn đến tai nạn thì có thể được xác định là sự kiện bất ngờ.
“Trường hợp không đủ căn cứ xác định là sự kiện bất ngờ song lại xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm giao thông có thể bị xử lý hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS 2015” – Luật sư Nguyễn Thị Thu cho biết.
Bên cạnh đó, nếu đối tượng vi phạm cố tình không dừng xe khi có yêu cầu dừng xe của CSGT đang làm nhiệm vụ thì có dấu hiệu phạm tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS 2015.
Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng-3 năm….
Nếu có đủ căn cứ chứng minh đối tượng cố tình đâm xe vào CSGT để cố ý gây thương tích thì có thể bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 BLHS 2015.
Ngoài trách nhiệm hình sự, đối tượng đâm xe vào cảnh sát giao thông gây thương tích còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra đối với nạn nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm hại…
Điều luật tham khảo:
Điều 123 BLHS 2015:
Chi tiết Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 123. Tội giết người
- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- a) Giết 02 người trở lên;
- b) Giết người dưới 16 tuổi;
- c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
- d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
- e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
- h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
- i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
- k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
- l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
- m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
- n) Có tính chất côn đồ;
- o) Có tổ chức;
- p) Tái phạm nguy hiểm;
- q) Vì động cơ đê hèn.
- Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Điều 134 BLHS 2015
Chi tiết Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
- b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
- c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
- e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
- i) Có tính chất côn đồ;
- k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
- a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
- c) Phạm tội 02 lần trở lên;
- d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
- d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
- a) Làm chết người;
- b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- a) Làm chết 02 người trở lên;
- b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
- Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.