Còng số 8 (khóa số 8) là một loại công cụ hỗ trợ theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, vì vậy chỉ có những chủ thể được trang bị thì mới được sử dụng hợp pháp còng số 8
1. Ai được trang bị còng số 8?
Theo Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định các đối tượng được trang bị còng số 8 bao gồm:
– Quân đội nhân dân;
– Dân quân tự vệ;
– Cảnh sát biển;
– Công an nhân dân;
+ Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;
+ Trại giam, trại tạm giam;
+ Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;
+ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);
+ Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Công an xã, phường, thị trấn.
– Cơ yếu;
– Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan thi hành án dân sự;
– Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
– Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
– Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
– An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
– Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
– Ban Bảo vệ dân phố;
– Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
– Cơ sở cai nghiện ma túy;
– Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
2. Nguyên tắc sử dụng còng số 8
Theo khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, việc sử dụng công cụ hỗ trợ (còng số 8,…) phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
– Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo.
Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
– Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
– Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
3. 04 trường hợp được phép sử dụng còng số 8
Người được giao còng số 8 khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ các nguyên tắc tại mục (2) và được sử dụng trong trường hợp sau đây:
– Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
– Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
– Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;
– Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng công cụ hỗ trợ đã tuân thủ quy định tại Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép còng số 8
Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà việc sử dụng trái phép còng số 8 có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị xử lý hình sự, cụ thể:
4.1. Về hình sự
Người có hành vi sử dụng trái phép còng số 8 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng trái phép công cụ hỗ trợ, cụ thể:
– Người nào sử dụng trái phép công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức;
+ Vật phạm pháp có số lượng lớn;
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
+ Làm chết người;
+Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
4.2. Về hành chính
Người có hành vi sử dụng trái phép còng số 8 nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như mục (4.1) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Ngoài ra còn bị tịch thu còng số 8 và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi sử dụng trái phép còng số 8 có được.
(Điểm a khoản 4, điểm a khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Diễm My
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai