Điều 121 tội làm nhục người khác:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
PHÂN TÍCH TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC THEO LUẬT HÌNH SỰ
– Thế nào được hiểu là làm nhục người khác theo quy định của luật hình sự năm 1999.
Trong thời gian vừa qua, nhiều vụ xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác nhưng việc xử lý mỗi nơi một khác.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức chưa thống nhất về các quy định của BLHS về tội làm nhục người khác.
Theo Điều 121 BLHS, làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.
Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.
Trong cuộc sống hằng ngày thường xảy ra nhiều hành vi có tính chất làm nhục người khác nhưng chỉ coi là tội làm nhục người khác khi hành vi đó xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ nước bẩn vào nhau hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào mặt nhau thì không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính.
Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Thực tiễn xét xử mỗi nơi vận dụng khác nhau theo kiểu thích thì nói nghiêm trọng, không muốn khởi tố thì bảo là chưa nghiêm trọng! Không chỉ đối với tội làm nhục người khác, mà BLHS còn khá nhiều tội cũng quy định tình tiết “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” nhưng cũng chưa được giải thích, hướng dẫn nên không tránh khỏi nhiều ý kiến trái chiều.
– Chủ thể của tội làm nhục người khác ?
Theo quy định tại Điều 121 của Bộ luật Hình sự thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Tuy nhiên, cần lưu ý là theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự chủ thể của tội làm nhục người khác phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Ngoài ra, nhóm bạn đó còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 của Bộ luật Hình sự nếu tỷ lệ thương tật của bạn em từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
– Thế nào là làm nhục người khác trước đám đông ?
theo quy định của pháp luật thì công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và tài sản.
Mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.
– Hành vi cỡi hết quần áo của bà ngay giữa chợ, dùng dao gây thương tích cho bà của nhóm đối tượng bà Trần Thị Tám là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tội “làm nhục người khác” và “cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 121 và Điều 104 của Bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
– Và tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến…
Trong thời hạn 20 ngày (Trường hợp phức tạp cần xác minh nhiều địa điểm khác nhau thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng không quá 2 tháng) kể từ ngày nhận được tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra trong phạm vi nhiệm vụ của mình phải tiến hành kiểm tra, xác minh và quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì :
“Những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 104, 121 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại”.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 599 979
Website: www.vanphongluatsu.com.vn
Email : dragonlawfirm@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.