Quy định hình sự về tội giết người

215

Căn cứ Điều 93 Bộ luật Hình sự 1999 về tội giết người  quy định:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người: Là trường hợp giết từ 2 người trở lên. Để áp dụng tình tiết này chỉ cần xác định ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn giết từ 2 người trở lên, không phụ thuộc vào số người chết trên thực tế.

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai:

Trường hợp này phải thoả mãn 2 điều kiện:

Về khách quan nạn nhân là phụ nữ đang mang thai, không kể thai nhi đang ở tháng thứ mấy, để xác định điều kiện này phải dựa trên cơ sở kết luận giám định.

Về ý thức chủ quan của can phạm phải biết được người phụ nữ đó đang mang thai (có thể can phạm tự nhận biết hoặc nghe thông tin qua người khác). Để xác định điều kiện này phải xem xét, đánh giá các tình tiết sau:

– Mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân.

–  Thời điểm thực hiện tội phạm là ban ngày hay ban đêm, mùa đông hay mùa hè.

–  Tình trạng thai nhi đã lớn hay còn nhỏ.

* Chú ý: Nếu nạn nhân đang mang thai là người tình của người phạm tội thì thuộc trường hợp giết người vì động cơ đê hèn. Tình tiết này được hướng dẫn tại Nghị quyết 04/86/HĐTPTATC.

c) Giết trẻ em:

+ Giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết (khoản 4). Đây là một tội phạm có cấu thành giảm nhẹ đặc biệt, cần được vận dụng một cách thận trọng và chặt chẽ.

Con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại.
– Chủ thể của tội phạm này chỉ là người mẹ đã sinh ra đứa trẻ. Người mẹ này chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…). Người xúi giục bị cáo về tội giết con mới đẻ bị xử lý là đồng phạm tội này.
Người không phải là mẹ của đứa trẻ mới đẻ mà giết đứa trẻ đó, thì bị xử lý về tội giết người (theo điều 101, khoản 1 hoặc 2).
+ Hành vi giết người vì mê tín (như cho người khác là có ma chài…) không được quy định cụ thể ở Điều 101. Theo thực tiễn xét xử, có thể vận dụng như sau: nếu người thực hiện hành vi giết người thực sự mê tín, lạc hậu, thì xử lý theo Điều 101 khoản 2 và điều 38 khoản 1 điểm g (phạm tội do trình độ lạc hậu); nếu người phạm tội lợi dụng mê tín để giết người vì động cơ đê hèn, thì xử lý theo Điều 101, khoản 1 điểm a.

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân:

+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm c). Công vụ là một công việc mà cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện.

Người thực hiện một công việc vì nghĩa vụ công dân (như bắt giữ kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải là người thi hành công vụ, nhưng nếu do công việc đó mà họ bị giết, thì họ có thể được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội như đối với người thi hành công vụ và hành vi của kẻ giết người đó cũng bị xử lý theo Điều 101, khoản 1, điểm c.
Kẻ giết người có thể thực hiện tội phạm khi nạn nhân sắp thi hành công vụ hoặc đang thi hành công vụ để cản trở họ thi hành công vụ, hoặc giết người đã thi hành công vụ để trả thù họ hoặc để đe dọa người khác

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng:

+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác là tình tiết định khung của tội giết người theo Điều 101, khoản 1, điểm e. “Liền trước đó” hoặc “ngay sau đó” là vừa kết thúc tội phạm trước đã thực hiện ngay tội phạm sau. Người phạm tội có tính nguy hiểm cao (trong một thời gian rất ngắn phạm hai tội nghiêm trọng) phải bị xử lý về hai tội (tội giết người theo Điều 101, khoản 1, điểm e và tội nghiêm trọng khác). Hình phạt được quyết định đối với mỗi tội phạm và tổng hợp thành hình phạt chung.

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác:

+ Giết người để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác: động cơ “để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác” là tình tiết định khung của tội giết người quy định ở Điều 101, khoản 1, điểm a. Còn “tội phạm khác” có thể là tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng (theo Điều 8 khái niệm tội phạm) cần được xử lý theo một tội danh riêng.

Nếu “tội phạm khác” cần xét xử, thì xét xử về hai tội (tội giết người và “tội phạm khác”), quyết định hình phạt đối với từng tội phạm (tuần tự theo thời gian thực hiện) rồi tổng hợp thành hình phạt chung, như hiếp dâm xong rồi giết nạn nhân để che giấu tội phạm thì bị xử lý về tội hiếp dâm (Điều 122) và tội giết người (Điều 101, khoản 1, điểm a).
Nếu “tội phạm khác” có tính chất, mức độ nguy hiểm hạn chế (như: tội phạm chưa đạt, hậu quả chưa xảy ra hoặc không đáng kể…), mà xét thấy không cần thiết phải xử lý về hình sự thì có thể không xét xử về tội phạm đó, nhưng phải phân tích trong bản án.

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân:

Trường hợp việc lấy bộ phận cơ thể người dẫn đến hậu quả là nạn nhân bị chết thì người lấy bộ phận cơ thể người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với tình tiết định khung là “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 93 của Bộ luật hình sự; nếu người đã nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để tìm kiếm biết việc lấy bộ phận cơ thể người sẽ dẫn đến hậu quả là nạn nhân bị chết nhưng vẫn thực hiện việc tìm kiếm thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với vai trò đồng phạm.

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ: + Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp:

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Luật sư tphcm

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai