Thủ tục mời luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Tham gia từ giai đoạn Khởi tố, bắt tạm giam các bị can, các luật sư Công ty luật Dragon luôn luôn là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tốt nhất cho thân chủ của mình…
Chỉ cần một thủ tục đơn giản, đó là Viết đơn mời luật sư của bị can hoặc của người thân của bị can. Chúng tôi sẽ là luật sư của gia đình bạn kể từ giai đoạn Khởi tố vụ án, sẽ cùng với điều tra viên, kểm sát viên tham gia hỏi cung, tham gia tư vấn và hướng dẫn, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ được tốt nhất, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra như mớm cung, ép cung…trong quá trình điều tra.
Thủ tục mời Luật sư bào chữa:
– Viết yêu cầu mời luật sư bào chữa;
– Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý;
– Nộp phí luật sư bào chữa theo thỏa thuận(nếu có);
– Trong một số trường hợp được chúng tôi xem xét cụ thể hoàn cảnh và nhân thân của thân chủ có thể được miễn phí mời luật sư bào chữa.
Thông thường, các bị can khi vướng vào vòng lao lý, đều có tâm lý rất sợ, hoang mang. Có những trường hợp phạm tội là rõ ràng, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị oan sai, bắt nhầm nhưng không biết minh oan bằng cách nào. Không hoặc hạn chế hiểu biết pháp luật, không nắm được rõ quyền của mình được mời luật sư ngay từ khi bị bắt, hoặc do tâm lý không ổn định mà khai ra không đúng sự thật khách quan của vụ án hoặc dành những điều bất lợi về phía mình, đến khi ra Tòa mới biết trách nhiệm hình sự nghiêm khắc mới tá hỏa khai lại…gây rất nhiều khó khăn cho việc làm sáng tỏ tình tiết khách quan của vụ án. Đây là những bài học đắt giá cho sự không hiểu biết của các bị can.
Ở một số nước phát triển như Mỹ, Anh…Khi bị can bị bắt họ không khai gì hết mà yêu cầu Cảnh sát gọi luật sư riêng(nếu có), hoặc gọi mời một luật sư trung lập. Khi có mặt của Luật sư thì người đó mới bắt đầu được lấy lời khai.
Qui trình mời luật sư thật đơn giản, nhưng quan trọng là ý thức được vai trò của luật sư trong môi trường tố tụng tại các cơ quan tố tụng của Việt Nam.
Các bạn đừng ngại hãy nhấc máy điện thoại và alo cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp ứng yêu cầu của bạn.
Thủ tục xét xử phúc thẩm
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm:
Điều 236. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị
1. Việc kháng cáo, kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.
2. Người được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúc thẩm. ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Gia đình bạn là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đối với việc kháng cáo trên, nên tòa án phải thông báo về việc kháng cáo này đến gia đình bạn.
Điều 245. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm
1. Tại phiên tòa phúc thẩm, sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp là bắt buộc, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
2. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa. Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt. Trong các trường hợp khác thì phải hoãn phiên tòa.
Như vậy, tòa án khi xét xử phúc thẩm phải thông báo cho gia đình bạn biết để tham gia phiên tòa.
Bạn có thể khiếu nại đối với chánh án tòa án nhân dân đã xét xử phúc thẩm vụ án trên để được giải quyết.
Đối với bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bạn có thể làm đơn đề nghị các chủ thể sau kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
Thủ tục tố tụng Hình sự
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật hình sự sẽ được thực hiện theo quy định của Pháp luật tố tụng hình sự.
Thủ tục tố tụng hình sự bao gồm: trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Trong đó:
– Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp.
– Người tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.
– Người tham gia tố tụng bao gồm: Người bị tạm giữ, Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bào chữa, người giám định, người phiên dịch, người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự.
Khi xác định có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành điều tra vụ án. Sau khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; Trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với những vụ án Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án bằng Bản cáo trạng, thẩm quyền xét xử theo vụ việc của Tòa án được xác định như sau:
– Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quận sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
+ Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạn phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây: Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày. Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thủ tục xét xử các vụ án hình sự
1. Xét xử sơ thẩm
1.1. Nhận hồ sơ vụ án và thụ lý hồ sơ vụ án
1.2. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
1.2.1. Xác định thẩm quyền xét xử vụ án
1.2.2. Xác định thời hạn chuẩn bị xét xử.
1.2.3. Xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
1.2.4. Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
1.2.5. Ra quyết định.
1.2.6. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà.
1.2.7. Giao các quyết định của Toà án.
1.2.8. Kiểm tra các việc chuẩn bị cho mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án.
1.3. Phiên toà sơ thẩm
1.3.1. Hiểu và thực hiện quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên toà.
1.3.2. Thủ tục bắt đầu phiên toà
1.3.3. Thủ tục xét hỏi tại phiên toà
1.3.4. Tranh luận tại phiên toà
1.3.5. Nghị án và tuyên án
1.3.6. Thực hiện các công việc sau khi kết thúc phiên toà
2. Xét xử phúc thẩm
2.1. Xem xét tính hợp pháp của kháng cáo, kháng nghị
2.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
2.2.1. Xác định phạm vi xét xử phúc thẩm.
2.2.2. Xác định thời hạn chuẩn bị xét xử
2.2.3. Xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
2.2.4. Gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp phúc thẩm
2.2.5. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm.
2.2.6. Nghiên cứu hồ sơ vụ án
2.2.7. Nhận và xem xét chứng cứ được bổ sung tại Toà án cấp phúc thẩm
2.2.8. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà.
2.2.9. Chuẩn bị cho việc quyết định bắt và tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án.
2.3. Phiên toà phúc thẩm
2.3.1. Quy định chung về thủ tục phiên toà phúc thẩm.
2.3.2. Thủ tục bắt đầu phiên toà
2.3.3. Thủ tục xét hỏi tại phiên toà.
2.3.4. Tranh luận tại phiên toà; nghị án và tuyên án; thực hiện các công việc sau khi kết thúc phiên toà.
3. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
3.1. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm:
3.1.1. Xác định các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tính chất của giám đốc thẩm (GĐT).
3.1.2. Phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
3.1.3. Xác định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
3.1.4. Xác định thẩm quyền giám đốc thẩm
3.1.5. Phiên toà giám đốc thẩm
3.1.6. Công việc sau khi kết thúc phiên toà
3.2. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm.
3.2.1. Xác định căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm và tính chất của tái thẩm.
3.2.2. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
3.2.3. Xác định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
3.2.4. Xác định thẩm quyền tái thẩm
3.2.5. Phiên toà tái thẩm
3.2.6. Công việc sau khi kết thúc phiên toà
4. Xét xử người chưa thành niên phạm tội
4.1. Thủ tục tố tụng với người chưa thành niên phạm tội
4.1.1. Xác định luật áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
4.1.2. Xác định chính xác tuổi của người chưa thành niên thực hiện tội phạm
4.1.3. Bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội
4.1.4. Bảo đảm việc bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội
4.1.5. Xét xử người chưa thành niên phạm tội
4.2. Về đường lối xử lý.
4.3. Quyết định hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội
5. Xét xử các vụ án hình xự liên quan đến phụ nữ.
5.1. Xét xử các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là phụ nữ
5.1.1. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
5.1.2. Bảo đảm đúng thủ tục tố tụng chung và những đặc điểm riêng của bị can, bị cáo là phụ nữ.
5.1.3. Phải nắm chắc và thực hiện đúng các quy định của BLTTHS và BLHS về đường lối xử lý bị cáo là phụ nữ.
5.2. Xét xử các vụ án hình sự mà người bị hại là phụ nữ.
5.2.1. Bảo đảm đúng thủ tục tố tụng chung và những đặc điểm riêng của người bị hại là phụ nữ.
5.2.2. Phải nắm chắc và thực hiện đúng các quy định của BLHS khi người bị hại là phụ nữ.
6.Quyết định hình phạt
6.1. Căn cứ quyết định hình phạt
6.1.1. Căn cứ vào quy định của BLHS.
6.1.2. Cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
6.1.3. Cân nhắc nhân thân người phạm tội
6.1.4. Cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự
6.2. Xác định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
6.2.1. Xác định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
6.2.2. Xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
7. Một số vấn đề về giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt
7.1. Xác định thẩm quyền quyết định giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt
7.2. Hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt.
7.3. Điều kiện giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt.
7.4. Thủ tục xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt.
8. Xét xử tội
8.1. Nghiên cứu kỹ tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS
8.1.1. Xác định người có hành vi phạm tội là dùng vũ lực hay hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
8.1.2. Phân biệt tội “Cướp tài sản” với một số tội có tính chất chiếm đoạt tài sản khác
8.1.3. Xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội « cướp tài sản »
8.1.4. Xác định một số tình tiết định khung tăng nặng
Thủ tục thi hành án tử hình
Tử Hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong Bộ luật hình sự. Liên quan đến việc định đoạt mạng sống của con người. Cho nên trình tự thủ tục thi hành hình phạt này rất chặt chẽ, theo một trình tự luật định…
Người bị tuyên phạt án tử hình thì trong thời gian bao lâu? Án tử hình được thi hành như thế nào? Sau khi thi hành án, việc chôn cất tử tù do ai thực hiện, thân nhân họ có được nhận thi thể để tự chôn cất không?
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản liên quan, sau khi bị tuyên án tử hình, và bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án còn có thời gian 7 ngày để làm đơn xin ân xá gửi lên Chủ tịch nước. Hồ sơ vụ án cũng được chuyển tới Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao. Trong thời hạn 2 tháng, hai cơ quan này kiểm tra lại vụ án một lần nữa, để đảm bảo việc kết án tử hình là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; và ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án.
Trường hợp tử tù có đơn xin ân giảm án tử hình gửi Chủ tịch nước thì Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao có tờ trình Chủ tịch nước, nêu ý kiến của mình về đơn xin tha tội chết của người bị kết án. Thời hạn dành cho việc này không được pháp luật quy định cụ thể, nhưng thường kéo dài khoảng 4 tháng.
Bản án tử hình được thi hành nếu có quyết định không kháng nghị của Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao, có quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước (nếu tử tù có đơn xin ân giảm).
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, chánh án tòa án đã xử sơ thẩm vụ án ra quyết định thi hành án, và lập hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện tòa án, VKS, công an. Tử tù được đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị và quyết định bác đơn xin ân giảm.
Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn.
Việc chôn cất người bị xử bắn do hội đồng thi hành án đảm nhiệm. Pháp luật không quy định cho thân nhân tử tù đến nhận lại xác. Nhưng tùy trường hợp cụ thể, hội đồng thi hành án có thể xem xét giải quyết.
Công ty luật Dragon
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai