Tòa án có căn cứ vào tỷ lệ tổn thương sức khỏe do bệnh để quyết định cho người phải thi hành án hoãn thi hành án không?

114

Người phải thi hành án phạt tù đang tại ngoại có đơn xin hoãn thi hành án do bị bệnh nặng. Kết quả giám định sức khỏe kết luận tỉ lệ tổn thương do bệnh là 25%. Vậy Tòa án có căn cứ vào tỷ lệ tổn thương sức khỏe do bệnh để quyết định cho người phải thi hành án hoãn thi hành án không?

Điều 61 Bộ luật hình sự 1999 (Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015) về “Hoãn chấp hành hình phạt tù”; Điều 261 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về “Hoãn chấp hành hình phạt tù”; Điều 23 Luật thi hành án hình sự về “Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù” đều không quy định người được hoãn chấp hành hình phạt tù phải có tỷ lệ tổn hại cơ thể bao nhiêu % thì được hoãn thi hành án.

Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt cũng không hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Tại Điều 4, Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15-5-2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân quy định:

” Điều 4. Điều kiện có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

  1. Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
  2. a) Phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để có điều kiện chữa bệnh, trừ người không có thân nhân hoặc không có nơi cư trú rõ ràng.

Người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là người mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng”.

Theo các quy định và hướng dẫn nêu trên thì chỉ khi người bị kết án có kết luận của Hội đồng giám định y khoa thuộc bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên là bị bệnh nặng thì Tòa án mới cho họ được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Do đó, khi xem xét đơn đề nghị hoãn thi hành án, Tòa án không được căn cứ vào tỷ lệ tổn thương sức khỏe do bệnh để cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

Tiểu mục 7.1 Mục 7 Nghị quyết này hướng dẫn:

Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù:

  1. a) Là người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu… Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.

Theo các quy định và hướng dẫn nêu trên thì chỉ khi người bị kết án có kết luận của Hội đồng giám định y khoa thuộc bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên là bị bệnh nặng thì Tòa án mới cho họ được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Do đó, khi xem xét đơn đề nghị hoãn thi hành án, Tòa án không được căn cứ vào tỷ lệ tổn thương sức khỏe do bệnh để cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

Điều luật tham khảo: Bộ luật hình sự 2015

Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù

1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Điều 68. Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.

Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù

Các quy định của pháp luật về trường hợp hoãn chấp hành hình phạt tù tại Điều 61 BLHS 1999 (tương ứng với Điều 67 BLHS 2015) và được hướng dẫn tại Mục 7  Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù: “Là người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu… Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ”.

Toà án cũng có thể cho người bị xử phạt tù thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của BLHS mà không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 7.1 mục 7 này được hoãn chấp hành hình phạt tù, nhưng phải xem xét rất chặt chẽ.

– Về thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù:

Theo quy định và hướng dẫn tại điểm a khoản 1, Điều 67 BLHS 2015 và tiểu mục 7.3 mục 7 Nghị quyết số 01/2007 thì thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù đối với trường hợp người bị xử phạt tù bị bệnh nặng được hoãn chấp hành hình phạt tù một lần hoặc nhiều lần cho đến khi sức khỏe hồi phục.

– Về thủ tục xin hoãn chấp hành hình phạt tù:

Để được hoãn chấp hành án phạt tù cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Bản sao bản án hoặc bản sao trích lục bản án hình sự;

+ Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát (trường hợp Viện kiểm sát đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù);

+ Văn bản đề nghị của cơ quan Công an (trường hợp cơ quan Công an đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù);

+ Đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù của người bị kết án (trường hợp người bị kết án xin hoãn chấp hành hình phạt tù);

+ Đơn của người thân thích của người bị kết án hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, của chính quyền địa phương nơi người bị kết án thường trú (trường hợp không có đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an và người bị kết án);

+ Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án. Đối với người bị nhiễm HIV chuyển giai đoạn AIDS thì chỉ cần kết quả xét nghiệm bị nhiễm HIV theo quy định của Bộ Y tế và trong hồ sơ bệnh án phải xác định rõ là đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu (trường hợp đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù vì lý do người bị kết án bị bệnh nặng);

+ Chứng minh thư, sổ hộ khẩu (phô-tô công chứng).

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên trường hợp của chồng bà thuộc diện được xét hoãn chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp nếu cơ quan Viện kiểm sát hoặc cơ quan Công an không đề nghị và chồng của bà không tự mình viết đơn được thì bà có thể làm đơn có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú nộp kèm theo bản án, quyết định thi hành án (nếu đã nhận được quyết định thi hành án), kết luận của bệnh viện cấp tỉnh cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án để được xem xét theo quy định của pháp luật.

Luật sư bào chữa giỏi tại Hà Nội – Công ty luật Dragon

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai