Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
Địa chỉ: | Số 61, Đường Tô Hiệu, Tổ 6, Phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La |
Điện thoại: | 022.3853100 |
Fax: | |
Website: |
Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
1. TAND tỉnh Sơn La
Địa chỉ: Số 61, đường Tô Hiệu, tổ 6, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3853100
2. TAND thành phố Sơn La
Địa chỉ: Số 36, đường Lê Thái Tông, tổ 2, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3852188
3. TAND Huyện Bắc Yên
Địa chỉ: Thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3860204
4. TAND huyện Mai Sơn
Địa chỉ: Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3843110
5. TAND huyện Mộc Châu
Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 2213556
6. TAND huyện Mường La
Địa chỉ: Thị trấn Mường La, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3830030
7. TAND huyện Phù Yên
Địa chỉ: Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3863258
8. TAND huyện Quỳnh Nhai
Địa chỉ: Thị trấn Quỳnh Nhai, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3550824
9. TAND huyện Sông Mã
Địa chỉ: Thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3836093
10. TAND huyện Thuận Châu
Địa chỉ: Thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3848939
11. TAND huyện Yên Châu
Địa chỉ: Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3841141
12. TAND huyện Sốp Cộp
Địa chỉ: Thị trấn Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
Địa chỉ: 022. 3878251
Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh Sơn La
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại địa phương. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án.
Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:
A) Uỷ ban Thẩm phán
– Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp Tỉnh gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Một số Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng số thành viên Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không quá chín người.
B) Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh toà, Phó Chánh toà, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
C) Bộ máy giúp việc.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Toà án nhân dân tỉnh Sơn La
– Xét sử sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
– Xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
– Giám đốc thẩm, Tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
– Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật;
Các Tòa chuyên trách – Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
– Tòa hình sự tòa án nhân dân tỉnh: Sơ thẩm những vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
– Tòa dân sự tòa án nhân dân tỉnh : Sơ thẩm những vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
– Tòa hành chính tòa án nhân dân tỉnh: Sơ thẩm những vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
– Tòa kinh tế tòa án nhân dân tỉnh: Sơ thẩm những vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật. Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị. Giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật
– Tòa lao động tòa án nhân dân tỉnh: Sơ thẩm những vụ án lao động theo quy định của pháp luật. Phúc thẩm những vụ án lao động mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.
Tòa án nhân dân cấp Quận, Huyện
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân cấp Quận, huyện, thị xã là cơ quan xét xử của nước CHNXCH Việt Nam ở địa phương. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có bộ máy giúp việc.
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
– Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Tòa án nhân dân cấp Quận, huyện, thị xã có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội sau đây: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 Bộ luật hình sự;
– Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Tòa án nhân dân cấp Quận, huyện, thị xã có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự, vụ án hôn nhân và gia đình, vụ án kinh doanh – thương mại, vụ án lao động, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.
Hoạt động của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do chánh án lãnh đạo. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức công tác xét xử và công tác khác theo quy định của pháp luật; báo cáo công tác của tòa án nhân dân cấp mình trước hội đồng nhân dân cùng cấp và với tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp.