Bí mật nhà nước là những tin về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho nhà nước.
Là những tin tức về vụ việc, tài liệu, số liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bí mật nhà nước có loại tuyệt mật và loại mật theo danh sách do những người đứng đầu các cơ quan nhà nước cấp trung ương, các chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương quy định.
Bí mật nhà nước độ tuyệt mật: Liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
Bí mật nhà nước độ tối mật: Liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
Bí mật nhà nước độ mật: Liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau: 30 năm với bí mật nhà nước độ tuyệt mật; 20 năm với bí mật nhà nước độ tối mật; 10 năm với bí mật nhà nước độ mật.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, được hiểu là hành vi làm cho người (khác) không có trách nhiệm biết được nội dung xác định là bí mật Nhà nước.
– Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, được hiểu là hành vi lấy các tài liệu được xác định là bí mật Nhà nước làm của riêng bằng bất kỳ thủ đoạn nào (tài liệu bí mật Nhà nước là một dạng vật chất đã ghi nhận những thông tin ở dạng thành văn bản, âm thanh, hình ảnh có chứa đựng các nội dung được xác định là bí mật Nhà nước).
– Mua bán tài liệu bí mật Nhà nước, được hiểu là hành vi dùng tiền của để trao đổi, sao chép, chụp lại… tài liệu được xác định là bí mật Nhà nước (hoặc ngược lại).
– Tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước, được hiểu là hành vi làm cho tài liệu bí mật Nhà nước bị hỏng đến mức không thể khôi phục được như đốt, xé nát, ngâm nước cho mục rã…
Người làm lộ bí mật nhà nước hoặc vi phạm những quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc bị xử lý về hình sự.
Theo Điều 337 Bộ luật hình sự, người nào cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của bộ luật này, thì bị phạt 2-15 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
Điều luật tham khảo:
Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 338. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;
b) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 110. Tội gián điệp
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.
Vụ án mới về tội làm lộ bí mật nhà nước
Ngày 13/7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của 3 đối tượng về hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Tối 13/7, thông tin từ Bộ Công an cho biết, cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của 3 đối tượng về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” theo Điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015. Các đối tượng gồm:
Nguyễn Anh Ngọc (46 tuổi), trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, đang công tác tại phòng thư ký biên tập, tổ giúp việc TP Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Trung (37 tuổi), trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, là lái xe của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Phạm Quang Dũng, sinh ngày 16/7/1983, trú tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiếp tục làm rõ vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.