Cho đến lúc này, tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra vẫn đang có những diễn biến phức tạp, nhất là việc khan hiếm khẩu trang y tế. Trong khi đó, hàng loạt cửa hàng thuốc treo biển “không bán khẩu trang y tế” hoặc hết hàng… Dưới góc độ pháp lý, luật sư có ý kiến như sau.
Sự việc các hiệu thuốc treo biển không bán khẩu trang y tế (KTYT) đang gây nên một sự phẫn nộ của dư luận. Bởi trong lúc đang phòng, chống dịch bệnh mà không bán dụng cụ phòng dịch thiết yếu cho cộng đồng. Nhiều người cực lực lên án hành động không bán KTYT cho cộng đồng. Đây là hành vi rất tệ về mặt đạo đức xã hội dù với bất kỳ lý do gì. Tôi cũng đọc được nhiều ý kiến trên báo chí tranh cãi về quyền kinh doanh mua bán hàng hóa của tiểu thương. Tôi xin nói rõ là pháp luật cũng “lên án” những hành vi như thế này.
Quyền tự do kinh doanh là một quyền được hiến pháp và luật pháp bảo hộ bằng rất nhiều điều luật. Nhưng nhiều hành vi thương mại bị nghiêm cấm và trong đó có hành vi “có hàng nhưng ngừng bán ra thị trường trong bối cảnh dịch bệnh cấp thiết”. Hành vi này được gọi là “hành vi găm hàng”, được luật định tại Điều 47 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013, sửa đổi bổ sung ngày 19/11/2015 của Chính phủ.
Hành vi găm hàng có thể bị pháp luật xử lý ra sao?
“Hành vi găm hàng” là việc người bán hàng có hàng nhưng ngừng bán, cắt giảm số lượng bán ra, đối với các mặt hàng thiết yếu trong tình trạng thị trường khan hiếm do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh: Ngừng bán hàng hóa ra thị trường; Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng… (Điều 46, 47 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013).
Như vậy nếu phát hiện các của hàng có KTYT mà găm lại không bán, cơ quan chức năng có thể xử áp dụng Nghị định số 185/2013/NĐ-CP để xử phạt hành chính, buộc đưa hàng ra bán. Mới nghe, có lẽ nhiều người thấy lạ bởi theo suy nghĩ thông thường trong đời sống xã hội là “hàng hóa của tôi thì nuốn bán hay không là quyền tôi”.
Nhưng luật định thì phải chấp hành. Trong trường hợp này pháp luật qui định là nhằm vào cứu giúp khẩn cấp những người gặp nạn thiên tại, dịch bệnh. Đó chính là chính sách nhân đạo của pháp luật nước ta.
Trường hợp gây hậu quả lớn có thể xử lý hình sự hành vi găm hàng này hay không?
Găm hàng, nó là một dạng của đầu cơ. Tuy nhiên pháp luật khái niệm hóa nó thành ra hai hành vi khác nhau. Bộ luật hình sự 2015 chỉ qui định “Tội đầu cơ” tại Điều 196.
Nếu như Chính phủ đưa khẩu trang ý tế vào danh mục danh mục mặt hàng bình ổn giá tạm thời để trợ giúp phòng dịch, thì việc găm hàng bán lại giá cao thu lợi có thể bị xử lý hình sự.
Người Việt chúng ta có truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau như câu tục ngữ lá lành đùm lá rách. Nên trong cơn hoạn nạn dịch bệnh khan hiếm hàng hóa, dù với bất cứ lý do gì cũng không chấp nhận hành vi găm hàng như thế.
Cơ quan chức năng cần kiểm tra hàng hóa của các cửa hàng bán thuốc tây và nếu phát hiện thì cần phải xử phạt nặng hành vi găm hàng khẩu trang y tế.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai