Luật sư khi lấy lời khai thông tin của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có bắt buộc phải có sự chứng kiến của Cơ quan điều tra không?

31

Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có quyền im lặng và mời luật sư. Vậy luật sư khi lấy lời khai thông tin của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có sự chứng kiến của Cơ quan điều tra không? Mong sớm nhận được phản hồi, xin cảm ơn.

Quy định chung đối với người bào chữa khi đến gặp mặt người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 ghi nhận hướng dẫn như sau:

“Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa có quyền:
a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;
b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
…”.
Đồng thời, quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng có ghi nhận:

“Điều 22. Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.”
Theo đó, về nguyên tắc chung, người bào chữa được gặp, hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

Luật sư khi lấy lời khai thông tin của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có bắt buộc phải có sự chứng kiến của Cơ quan điều tra không?

Để được gặp mặt người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì người bào chữa cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Việc gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam được thực hiện theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

“Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
1. Để gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bào chữa phải xuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ luật sư hoặc Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Cơ quan quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam phải phổ biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh. Trường hợp phát hiện người bào chữa vi phạm quy định về việc gặp thì phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”.
Do đó, có thể hiểu việc gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam phải đảm bảo theo nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và phải được giám sát nhằm phát hiện người bào chữa vi phạm quy định về việc gặp thì phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật sư khi lấy lời khai thông tin của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can có bắt buộc phải có sự chứng kiến của Cơ quan điều tra không?
Cụ thể, việc tổ chức cho người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 46/2019/TT-BCA như sau:

“Điều 12. Tổ chức cho người bào chữa gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam
1. Khi người bào chữa đề nghị gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt và đã xuất trình văn bản thông báo người bào chữa và Thẻ luật sư, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải bố trí để người bào chữa gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt tại trụ sở của mình, phổ biến cho người bào chữa biết quy định của trụ sở Cơ quan điều tra và yêu cầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh.
Khi người bào chữa đề nghị gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đang thụ lý vụ án biết việc gặp của người bào chữa để cử người phối hợp với cơ sở giam giữ giám sát cuộc gặp nếu xét thấy cần thiết.
[…]”.
Như vậy, việc gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có thể được giám sát bởi cơ quan đang thụ lý vụ án với cơ sở giam giữ nếu cơ quan xét thấy cần thiết. Do đó, không phải tất cả các cuộc gặp của Luật sư với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam đều có cơ quan đang thụ lý vụ án giám sát.

Lan Anh

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai