Đánh, bắt giữ người, tài sản của con nợ phạm tội gì?

22

Có rất nhiều người vẫn còn mông lung trong vấn đề đòi nợ, trường hợp nếu bên vay không trả được hoặc có tiền nhưng không chịu trả thì họ có được giữ tài sản, được quyền đánh hoặc đe dọa bên vay không? Để đòi được nợ theo đúng quy định mà không vi phạm thì người cho vay cần hiểu rõ các nội dung pháp luật xoáy quanh vấn đề này.

Bản chất ngay từ ban đầu có thể thấy rằng giao dịch vay nợ giữa hai bên (ví dụ bên cho vay là A, bên vay là B) là giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự chính là sự tự nguyện của các bên A và B, là sự thỏa thuận của hai bên và sự thỏa thuận này không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Nhưng nếu bên vay là bên B đến hạn không thanh toán nợ đúng hẹn, thì bên A phải làm gì để đòi được nợ? Liệu rằng bên A có được làm mọi biện pháp như: đánh, đe dọa, thuê đòi nợ…để đòi nợ không?

1. Tình trạng cho vay khó đòi

Hiện nay các giao dịch cho vay tiền diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Có thể nói giao dịch này là giao dịch phổ biến mà ai cũng biết tời. Trong đó, tình trạng cho người quen, người thân vay một số tiền lớn nhưng lại không hề lập giấy tờ, biên nhân là thường diễn ra trong xã hội. Đây cũng là điểm mấu chốt dẫn đến nhiều tranh chấp liên quan đến việc cho vay nhưng khó đòi.

Nhiều người dựa vào việc vay tiền không có giấy tờ hay bất cứ sự xác nhận nào nên dựa vào đó để trở mặt, để phủ nhận toàn bộ vấn đề vay, không chịu trả lại số tiền đã vay dẫn đến tình trạng người vay rơi vào cảnh thiệt thòi. Cũng chính nguyên nhân này dẫn đến rất nhiều vụ việc thương tâm, nhiều hành vi vi phạm pháp luật xảy ra.

2. Đánh người để đòi nợ

2. 1 Mức độ hành chính

Đánh người là hành vi vi phạm pháp luật, nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, tỉnh mạng cũng như quyền lợi của người khác. Do đó, dù đánh người để đòi tiền hay vì bất kỳ mục đích nào thì hành vi cố ý đánh người đều bị xử lý theo quy định pháp luật.

Ở mức độ hành chính thì hành vi “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự” bị phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu. Quy định này được thể hiện rõ tại điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021.

2.2. Mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự

+ Đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản:

Nếu bên cho vay A không đòi được tiền mà có hành vi đe dọa B khiến B sợ hãi và giao tài sản của B cho A. Tức là bên A lấy tài sản của B để trừ nợ khi không có sự đồng ý của A. Hành vi này có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, theo đó:

– Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc các trường hợp sau thì bị phạt từ từ 03 năm tù đến 10 năm tù:

Thứ nhất, có tổ chức;

Thứ hai, có tính chất chuyên nghiệp;

Thứ ba, phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

Thứ tư, chiếm doạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

Tứ năm, gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Thứ sáu, tái phạm nguy hiểm;

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Thứ nhất, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu;

Thứ hai, lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm”

Thứ nhất, chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

Thứ hai, lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể thấy tại điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 không quy định cụ thể về mức chiếm đoạt được của người có hành vi cưỡng đoạt tài sản, mà chỉ cần đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm là bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản và bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

+ Đối với hành vi đánh người để đòi nợ:

Nếu A có hành vi đánh B và đồng thời đe dọa, ép buộc hoặc là trực tiếp lấy tài sản của B với mục đích để trừ nợ thì hành vi này của A có dấu hiệu tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Thứ nhất, có tổ chức;

Thứ hai, có tính chất chuyên nghiệp;

Thứ ba, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 305;

Thứ tư, sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

Thứ năm, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến cưới 200 triệu đồng;

Thứ sau, phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữa mà biết là có thai, người già yếu hoặc người có khả năng tự vệ;

Thứ bảy, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Thứ tám, tái phạm nguy hiểm;

– Phạm tội trong các trường hợp sau thì bị phạt từ từ 12 năm đến 20 năm tù: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Thứ nhất, chiếm đoạt tài sản gía trị 500 triệu đồng trở lên;

Thứ hai, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên.

Thứ ba, làm chết người;

Thứ tư, lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp;

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

+ Đối với hành vi đánh người do không trả nợ:

Rất nhiều tình huống người vay là B không có trách nhiệm trả hoặc thậm chí có điều kiện nhưng không muốn trả, không chịu trả nợ. Bên A cho vay bức xúc, không kiếm soát, bực tức và có những hành vi gây thương tích.

Đối với trường hợp này, hành vi đánh người gây thương tích của A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gương thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Điều 134 có nhiều khoản và tùy từng mức độ vi phạm, mà A khi có hành vi gây thương tích mà bị chịu hình phạt khác nhau. A có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù có thời hạn đến 20 năm hoặc nặng nhất là tù chung thân.

+ Đối với hành vi giữ người trái phép:

Nhiều tình huống người cho vay A còn có hành vi bắt, giữ người vay là B một cách trái pháp luật. Hành vi bắt, giữ hoặc giam người là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu A có hành vi này thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 157 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Đối với tội này thì tùy vào mức độ vi phạm, người phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm khi thuộc trường hợp sau:

– Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát

– Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Cách đòi nợ theo đúng quy định pháp luật

Trường hợp bên vay là B vi phạm thỏa thuận về hợp đồng vay, thỏa thuận vay, vi phạm thời hạn trả nợ theo sự thỏa thuận của hai bên A và B thì A có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện nơi cư trú của B, nợ B làm việc.

A nên thu thập các chứng cứ để chứng minh B có vay, B vi phạm thỏa thuận cũng như A đã yêu cầu B trả tiền theo thỏa thuận nhưng B không thực hiện.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, căn cứ pháp luật, tòa án có thẩm quyền sẽ xem xét và ra một bản án cho bên vay tiền. Trường hợp tòa án đã ra phán quyết nhưng bên B vẫn không chịu trả hoặc không thể trả thì A có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thi hành bản an, nghĩa là sẽ cưỡng chế tài sản của B để có thể thu hồi khoản nợ cho A.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai