Trong Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư 01/2017: Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố. Nhưng khoản 3 điều 12 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự có nhắc đến trách nhiệm tiếp nhận giải quyết kiến nghị khởi tố. Cần hỏi rõ về trách nhiệm tiếp nhận hoặc giải quyết kiến nghị khởi tố của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có hay không?
Người gửi: Lưu Thành Đạt
Câu trả lời của Luật sư Đỗ Gia Việt
1. Theo quy định tại khoản 3 Điều 144 BLTTHS năm 2015 thì kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Như vậy, trên cơ sở quy định này, kiến nghị khởi tố chỉ gửi cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà không gửi cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
2. Khoản 3 Điều 12 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định như sau:
“Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, tố giác, báo tin về tội phạm và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm”.
Quy định như trên không có nghĩa chúng ta có thể hiểu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố. Việc xem xét về thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2017).
Trên cơ sở quy định tại các điều 144, 145 và 146 BLTTHS năm 2015 và quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2017 cho thấy, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chỉ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. Do đó, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố. Mặt khác, trên thực tế, với sự hiểu biết pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc gửi nhầm kiến nghị khởi tố đến cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hầu như không xảy ra. Nếu có, cán bộ được phân công tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ hướng dẫn cụ thể để cơ quan nhà nước chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trên cơ sở quy định này, kiến nghị khởi tố chỉ gửi cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà không gửi cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
2. Khoản 3 Điều 12 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định như sau:
“Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, tố giác, báo tin về tội phạm và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm”.
Quy định như trên không có nghĩa chúng ta có thể hiểu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố. Việc xem xét về thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2017).
Trên cơ sở quy định tại các điều 144, 145 và 146 BLTTHS năm 2015 và quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 01/2017 cho thấy, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chỉ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình. Do đó, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố. Mặt khác, trên thực tế, với sự hiểu biết pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc gửi nhầm kiến nghị khởi tố đến cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hầu như không xảy ra. Nếu có, cán bộ được phân công tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ hướng dẫn cụ thể để cơ quan nhà nước chuyển kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Vụ 14,VKSND tối cao
Post Views:
493