Điều kiện để được xây dựng nhà ở trên đất vườn

11

Xây nhà trên đất vườn là hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Theo quy định, người dân sẽ bị phạt tiền và bị tháo dỡ công trình nhà ở. Tuy nhiên, pháp luật cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Xây dựng nhà ở trên đất vườn liệu có được hay không?

Nguyên tắc sử dụng đất được pháp luật chỉ định rõ phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng và đúng mục đích tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định:

– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, đất vườn còn được gọi là đất nông nghiệp thì không được phép xây dựng nhà ở vì sẽ vi phạm nguyên tắc tại khoản 1 nêu trên.

Điều kiện để được xây dựng nhà ở trên đất vườn là gì?

Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

– Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

– Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

– Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Hành vi nêu tại khoản 3: Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích thuộc hành vi cấm trong quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trường hợp này pháp luật cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 như sau:

– Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.

– Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Như vậy, người dân có thể chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sau đó chuyển sang đất ở thì sẽ được phép xây dựng nhà ở. Hoặc ở một số địa phương, UBND cấp huyện sẽ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở luôn.

Lưu ý hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở nếu được Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) nơi có đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai