Dùng axit để giải quyết mâu thuẫn ngày càng trở nên phổ biến mà một trong những nguyên nhân là do xuất phát từ việc thiếu những quy định pháp lý thích hợp đối với loại tội phạm này.
Khoảng 16h ngày 21/6/2015, anh Trịnh Xuân Thanh (SN 1970, ở số nhà 75/151 Hùng Duệ Vương, Thượng Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) cùng với chị Nguyễn Thị Bích Phượng, (SN 1973, ở số nhà 4/316 Tô Hiệu) vừa lên xe ô tô thì có 2 người lạ mặt đi xe máy ào tới đập kính cửa xe. Khi anh Thanh hạ kính xe thì bất ngờ bị đối tượng hắt thẳng axit vào mặt khiến anh bị bỏng nặng. Chị Phượng ngồi ghế sau xe cũng bị axit bắn vào người và chân. Theo kết luận của bác sỹ, anh Thanh bị bỏng 40%, chị Phượng bị bỏng 15%.
Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ tạt axit xảy ra trên phạm vi cả nước. Hành vi phạm tội này bị dư luận lên án mạnh mẽ, cơ quan chức năng cũng có nhiều biện pháp răn đe các đối tượng tạt axit nhưng đến nay tình trạng không có chiều hướng thuyên giảm… Bên cạnh đó, những đối tượng tạt axit hãm hại người khác sẽ phải chịu tội gì cũng là điều mà nhiều người băn khoăn. Theo luật sư Trịnh Khánh Toàn (Đoàn luật sư TP Hà Nội): Điều chỉnh hành vi tạt axit bằng các tội danh quy định trong BLHS vẫn còn giới hạn ở chính cơ quan xét xử. Các vụ án tạt axit hầu hết được định tội theo điều 104 “Tội cố ý gây thương tích”.
Thực ra, tội danh này có khung hình phạt cũng rất nặng, cao nhất đến chung thân. Tuy nhiên, nếu không xảy ra hậu quả chết người thì mức phạt cao nhất sẽ không được áp dụng. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, dù không xảy ra chết người thì thương tích trầm trọng đã huỷ hoại cuộc đời, làm liên lụy đến nhiều người. Mức hình phạt với người phạm tội dường chưa tương xứng nên tính giáo dục chung cho xã hội còn hạn chế. “Theo tôi, phải xử lý thật nghiêm đối với hành vi tạt axit gây thương tích. Có thể áp dụng tội danh “Giết người” trong các vụ án loại này. Với độ đậm đặc của axit và vị trí tạt trên người nạn nhân (đầu, mặt…) thì việc họ còn sống là nhờ sự tiến bộ của khoa học chứ không phải từ ý thức người phạm tội muốn để cho nạn nhân sống”, luật sư Toàn cho biết.
Còn theo luật sư Ngọc Anh (VPLS Quốc Thái): Việc sử dụng axit để phạm tội chỉ được xem là hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm. Các điều luật không có quy định cứng rằng tạt axit là hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, dã man. Khung hình phạt theo quy định mức cao nhất với tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 104 BLHS là tù chung thân, không có mức tử hình. Việc kết luận hành vi tạt axit phạm tội “Giết người” hay “Cố ý gây thương tích” còn phải dựa vào mục đích của người phạm tội.
Nếu người phạm tội chỉ muốn gây thương tích cho nạn nhân (tạt axit có độ nhẹ, không tạt vào chỗ hiểm) thì sẽ là tội “Cố ý gây thương tích”. Ngược lại, nếu như người phạm tội tạt loại axit có độ mạnh (axit sunfuric) hoặc với liều lượng lớn và cố tình tạt vào chỗ hiểm (mắt, mồm, họng …) thì có thể sẽ bị kết tội “Giết người”. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì hành vi tạt axit cũng quá dã man để lại hậu quả khôn lường cho nạn nhân, nhất là về tinh thần do đó cần có khung hình phạt nghiêm hơn cho tội danh này.
Hoàng Duy
Công ty luật Dragon – Dịch vụ luật sư bào chữa tại Hà Nội
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai