Với mục tiêu phổ biến kiến thức pháp luật hình sự, trợ giúp pháp lý tiền tố tụng Luật Dragon cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự cho cá nhân, tổ chức. Nội dung tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự của chúng tôi được thực hiện theo phương thức và nội dung như sau:
A. Phương thức tư vấn pháp luật hình sự tại Luật Dragon:
+ Tư vấn pháp luật hình sự, luật tố tụng hình sự và các vấn đề liên quan trực tiếp tại văn phòng trước khi thực hiện dịch vụ tố tụng.
+ Tư vấn các quy định pháp luật hình sự qua Tổng đài luật sư tư vấn luật Hình sự trực tuyến (quý khách hàng liên hệ tổng đài luật sư 1900.599.979 sau khi kết nối với luật sư, quý khách sẽ được tư vấn các vấn đề liên quan đến luật hình sự như tội phạm, khung hình phạt, tội danh, tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…)
+ Tư vấn qua Email bằng hình thức gửi câu hỏi trực tiếp đến email hoặc qua mục “Hỏi luật sư“. Luật Dragon giải đáp thường xuyên trên website chính https://luatsubaochua.vn.
B. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự tại Luật Dragon:
+ Luật Dragon tư vấn và phân tích các quy định pháp luật trong lĩnh vực hình sự, thủ tục tố tụng hình sự, tư vấn về các tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự và các vấn đề khác liên quan cho cá nhân, tổ chức để hiểu và phòng tránh vi phạm pháp luật;
+ Tư vấn và cung cấp miễn phí văn bản pháp luật hình sự và các văn bản khác liên quan trong lĩnh vực (Cung cấp qua Email);
+ Tư vấn và giúp khách hàng tìm và phân tích chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, phân tích hành vi vi phạm và lỗi trong tố tụng hình sự từ đó nhằm mục đích minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
+ Tư vấn và giúp khách hàng nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của họ trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại đối với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung nhằm minh oan, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
+ Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường;
+ Tư vấn cho khách hàng và soạn thảo các văn bản trong quá trình tiếp nhận vụ án như:
- Đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự,
- Đơn trình báo vi phạm,
- Đơn xin bảo lãnh,
- Đơn kháng cáo,
- Đơn xin sao lục bản án, quyết định,
- Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo,
- Đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự,
Với phương châm: “Tận tâm-Uy tín-Chuyên nghiệp“, Luật Dragon hoàn toàn tin tưởng rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu tư vấn pháp luật hình sự của Quý khách hàng trên phạm vi toàn quốc.
Lưu ý: Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng…luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý khách hàng trong mọi trường hợp
Toàn bộ quy trình giải quyết vụ án hình sự dễ hiểu nhất
1. GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, trong đó các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
>>> Trường hợp ra quyết định khởi tố thì:
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.
2. GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
Trong giai đoạn này các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.
– Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
– Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
– Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
3. GIAI ĐOẠN TRUY TỐ
Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.
Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:
a) Truy tố bị can trước Tòa án;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Viện kiểm sát truy tố bị can bằng bản cáo trạng. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.
4. GIAI ĐOẠN XÉT XỬ
– Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
– Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Trình tự xét xử tại phiên tòa bao gồm: Khai mạc, xét hỏi, tranh luận trước tòa, nghị án và tuyên án. Quá trình xét xử được thực hiện theo nguyên tắc xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục, chỉ xét xử những bị cáo, những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã có quyết định đưa ra xét xử. Khi kết thúc hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết định