Tát người khác bị xử lý như thế nào?

197

Tát người khác 2022 bị xử lý như thế nào? Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên đường cảnh hai người đang tát nhau sau những va chạm giao thông. Thế nhưng bạn có biết câu chuyện đằng sau cái tát đó? Liệu có ai bị xử phạt hay không?

Trong bài viết “Tát người khác bị xử lý như thế nào?”, Luật Dragon sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này theo quy định pháp luật tại Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015.

1. Tội tát người khác

Tát người khác là hành vi dùng tay tác động một lực vào cơ thể của người khác khiến người đó chịu những tổn thương nhất định

Tuy nhiên tát người khác có phải tội không?

Tội là từ ngữ được dùng trong lĩnh vực hình sự, chỉ khi hành vi của người đó phù hợp với cấu thành tội phạm của các tội danh được quy định trong bộ luật hình sự thì hành vi đó mới là tội phạm (tội)

2. Tát người khác bị xử lý thế nào?

Hành vi tát người khác có thể bị xử lý theo 1 trong 3 con đường dưới đây:

2.1 Xử lý hình sự

Nếu hành vi tát người khác gây thương tích theo mô tả tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015: tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều 134 thì sẽ bị khởi tố tội cố ý gây thương tích và có thể chịu các hình phạt: cải tạo không giam giữ, phạt tù

Hành vi “tát” nhau gây rối trật tự công cộng thì có thể cấu thành tội gây rối trật tự công cộng tại điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 với các hình phạt:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

– Cải tạo không giam giữ

– Phạt tù

2.2 Bồi thường thiệt hại dân sự khi tát người khác

Người bị đánh có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm sức khỏe của mình theo quy định tại chương XX Bộ luật Dân sự 2015.

2.3 Xử phạt vi phạm hành chính hành vi tát người

Hành vi tát người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, cụ thể:

Hành vi Mức phạt
Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000

3. Mức xử phạt hành vi đánh người khác là bao nhiêu?

Theo cách lý giải tại mục 2, thì tùy từng trường hợp mà số tiền bị phạt sẽ không giống nhau

– Nếu cấu thành tội cố ý gây thương tích thì các bạn sẽ không được hưởng hình phạt tiền mà phải chịu các hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

– Nếu cấu thành tội gây rối trật tự công cộng tại điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 thì các bạn có thể phải chịu:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
  • Cải tạo không giam giữ
  • Phạt tù

– Nếu theo con đường hình sự thì bên cạnh hình phạt này, các bạn còn có thể bị kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mức bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại điều 590 Bộ luật Dân sự 2015

– Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì người đánh người khác sẽ bị xử phạt theo con đường xử lý vi phạm hành chính với các mức phạt tại bảng ở mục 2

4. Các câu hỏi liên quan

4.1 Tát người có phải phạm tội hành hung?

Bộ luật hình sự quy định tội hành hung chỉ dành cho các đối tượng là quân nhân hành hung đồng đội của mình, đối với những người không trong lực lượng vũ trang thì sẽ cấu thành tội cố ý gây thương tích

Tuy nhiên để cấu thành tội thương tích thì phải thỏa mãn mô tả hành vi và định lượng về tỉ lệ thương tật tại điều 134 BLHS 2015 như Hoatieu.vn đã nêu ở ví dụ trên

4.2 Tát người khác 2 cái có phạm tội cố ý gây thương tích không?

Tương tự với câu hỏi trên, để cấu thành tội thương tích thì phải thỏa mãn mô tả hành vi và định lượng về tỉ lệ thương tật tại điều 134 BLHS 2015

Thông thường lực tát của 2 cái thường không đủ để gây nên tỉ lệ thương tật như ở điều 134

4.3 Tát vào mặt tội gì?

Để bị xem là tội thì hành vi đó phải có dấu hiệu tội phạm, thỏa mãn các tội danh được quy định tại bộ luật hình sự

Hành vi tát vào mặt có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích tại điều 134 BLHS 2015, hoặc tội gây rối trật tự công cộng tại điều 318 Bộ luật Hình sự 2015

Nếu không đủ để cấu thành các tội trong bộ luật hình sự thì hành vi tát vào mặt sẽ không bị xem là tội.

Trên đây, Luật Dragon đã cung cấp cho độc giả quy định pháp luật liên quan hành vi “Tát người khác”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai