Luat su bao chua Van phong luat su Dragon Sai Gon
Ông Trần Đại Hưng
Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị ra đời cách đây bốn năm đã tạo ra một bước chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Phó trưởng Ban Nội chính trung ương – ông Trần Đại Hưng – đã nhận định như vậy khi trao đổi với TS chiều qua 14-2, một ngày trước khi diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết này. Ông nói:
– Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với các cơ quan tư pháp thể hiện rõ ở chỗ chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng tổ chức Đảng trong các cơ quan tư pháp, quan tâm đến những khó khăn vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan này để có biện pháp lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tư pháp hoạt động. Đây trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng.
Trong bốn năm qua, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp các cấp đã có những bước tiến bộ hết sức quan trọng. Đội ngũ cán bộ tư pháp được tăng thêm về số lượng, nâng cao về chất lượng. Những phương tiện, điều kiện làm việc, nơi xét xử, các cơ sở giáo dục phạm nhân đã được xây dựng và củng cố. Đó là những chuyển biến quan trọng cả về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng cũng như chính quyền nhân.
Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp đã có nhiều tiến bộ, thể hiện ở các khâu như hoạt động bắt, giam, giữ… Tỉ lệ bắt, giam giữ sai đã giảm tối đa. Việc tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên tòa giữa người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, đặc biệt là vai trò của công tố viên, luật sư đã góp phần cùng hội đồng xét xử đưa ra những bản án khách quan.
Tuy nhiên, các nhiệm vụ Nghị quyết 08 đặt ra mới bước đầu thực hiện những nội dung cơ bản, đặt nền móng cho cải cách tư pháp lâu dài. Còn nhiều nội dung phải tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng thể chế pháp luật về hoạt động tư pháp, xây dựng và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp…
* Thưa ông, việc thực hiện tranh tụng công khai, dân chủ tại các phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp được dư luận đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, có ý kiến nhận định phía các cơ quan Viện Kiểm sát, Tòa án chậm đổi mới hơn so với đội ngũ người bào chữa?
– Tranh tụng tại phiên tòa đòi hỏi phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Muốn tranh tụng công khai, dân chủ đòi hỏi phải nâng cao trình độ của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Việc thực hiện tranh tụng thời gian qua còn bộc lộ nhiều mặt bất cập, yếu kém.
Sự tham gia tranh tụng của các công tố viên đại diện cho viện kiểm sát trước tòa trong một số vụ án cho thấy công tố viên chưa đủ khả năng để có thể tham gia tranh tụng một cách đầy đủ theo diễn biến của phiên tòa. Khả năng nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu tranh tụng còn hạn chế.
Bên cạnh đó là vai trò của luật sư. Đội ngũ luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa còn rất hạn chế. Nhiều nơi, nhiều tỉnh còn chưa có đoàn luật sư. Cả nước hiện có trên 3.000 luật sư – nhưng ngay đội ngũ luật sư hiện có thì việc tiêu chuẩn hóa cũng chưa được bảo đảm. Nhiều luật sư khả năng tranh tụng chưa đáp ứng được. Nhiều trường hợp luật sư bào chữa cho thân chủ của mình chưa tuân theo các quy định của pháp luật.
* Theo chủ trương cải cách tư pháp, luật sư được tạo điều kiện tham gia quá trình tố tụng ngay từ khi khởi tố bị can, nhưng trong thực tế có những vụ luật sư bị gây khó dễ khi xin cấp giấy chứng nhận bào chữa. Có giải pháp nào để đảm bảo những điểm mới, tiến bộ trong cải cách tư pháp sẽ được thực hiện đầy đủ trong thực tế, thưa ông?
– Để thực hiện tốt vai trò của luật sư trong các vụ án, theo tôi có hai mặt. Thứ nhất, đòi hỏi cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải tôn trọng, hợp tác chặt chẽ với các luật sư ngay từ đầu. Phối hợp càng tốt sẽ chỉ giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bản chất của vụ án được phản ánh đúng trong hồ sơ cũng như khi đưa ra xét xử. Ngược lại, hiện nay khả năng, trách nhiệm của luật sư còn hạn chế, cá biệt một số luật sư thực hiện chưa tốt vai trò của mình.
Còn những điểm chưa mạnh dạn đổi mới, nhưng điều này cũng xuất phát từ hiệu quả công tác điều tra mà cơ quan chức năng ngại trong việc phối hợp với luật sư. Trong quá trình điều tra, nếu tiết lộ ra ngoài những thông tin ban đầu có thể dẫn tới sự đối phó của các đối tượng phạm tội, làm cho cuộc điều tra khó khăn. Điều này đòi hỏi những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải xuất phát từ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để bảo đảm cho vụ án được điều tra có kết quả.
* Với nỗ lực cải cách công tác tư pháp, trong bốn năm qua chúng ta cũng đã tấn công, bóc gỡ nhiều vụ án, trong đó đặc biệt là những vụ án tham nhũng lớn. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất khiêm tốn so với thực trạng tham nhũng hiện nay…
– Tới đây, cần phải quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng trong cả khâu tổ chức và chỉ đạo thực hiện. Các cơ quan chức năng đang nghiên cứu để thành lập các bộ phận chuyên trách làm các án liên quan tới tham nhũng, nhất là ở cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Sẽ chọn lựa những cán bộ có kinh nghiệm đấu tranh với các loại án này nhằm tiến hành việc điều tra chống tham nhũng tốt hơn.
Ngoài ra, các cơ quan tư pháp cũng đang góp phần đề xuất, tham mưu với Nhà nước và Trung ương xây dựng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng như thế nào. Ban này sẽ lựa chọn những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và đặc biệt là không tham nhũng, có như vậy mới có thể chống tham nhũng được. Hơn nữa, phòng chống tham nhũng đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành.
Đặc biệt, khi phát hiện các vụ việc, vụ án tham nhũng, việc xử lý phải nghiêm minh, khách quan, tránh tình trạng như hiện nay vẫn còn tồn tại một số vụ án xử lý chưa nghiêm minh, chưa triệt để, vẫn để lọt người, lọt tội.
* Thưa ông, vừa qua Bộ Công an đã trình Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đề án về vấn đề tử hình, trong đó đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 9 loại tội, cũng như thay đổi cách thức thi hành án. Số phận của đề án này sẽ ra sao và liệu những đề xuất của Bộ Công an có được chấp nhận?
– Đây là một nội dung nằm trong Chiến lược cải cách tư pháp. Chúng ta sẽ thực hiện việc giảm bớt một số loại tội có án tử hình hay là bỏ hẳn án tử hình trong Bộ luật Hình sự của VN? Theo tôi đây là vấn đề cấn nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên thực tiễn VN, vừa có cơ sở lý luận, vừa phục vụ tốt cho công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Việc triển khai thực hiện cũng phải từng bước, không thể vận dụng theo những nước khác một cách máy móc.
* Xin cảm ơn ông.
N.V.HẢI thực hiện
Cong ty luat Dragon Sai Gon
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai