Luật sư tphcm nói về thực trạng tội phạm thời WHO

77

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM NÀY Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP WTO

            Trên thế giới, khái niệm tội phạm công nghệ cao ( CNC) xuất hiện vào cuối thế kỉ XX cùng với sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ như công nghệ hóa học, công nghệ vật lí hạt nhân, công nghệ sinh học..vv… Đặc biệt là công nghệ thông tin và sự ra đời của máy vi tính cùng với hệ thống mạng Internet kết nối toàn cầu. Theo đó đã xuất hiện những khái niệm về loại tội phạm mới như tội phạm máy tính, tội phạm đột nhập (hacker),tội phạm tin học..vv..

            Hiện nay, các nhà tội phạm học trên thế giới đã đưa ra nhiều khái niệm về tội phạm CNC như tội tạo ra và lan truyền virut máy tính, tội phạm lợi dụng internet, tội phạm không gian điều khiển học, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt bất hợp pháp các cuộc gọi trên hệ thống điện thoại, lừa đảo tín dụng..vv..

            Trong điều kiện hội nhập WTO, Việt Nam đứng trước nhiều thời cơ nhưng cũng nhiều thách thức, và một trong những mặt trái của hậu WTO là có nhiều khả năng “nhập khẩu” cả những loại tội phạm mới từ nước ngoài, trong đó có các tội phạm công nghệ cao.

            Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nghiên cứu hành vi phạm tội qua việc sử dụng CNC để Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (CĐTS)  của người khác. Những trường hợp này người phạm tội sử dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của công nghệ thông tin và mạng internet hoặc các công nghệ hiện đại khác…để thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản.

            Theo thống kê của chúng tôi, ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện một số thủ đoạn gian dối nhằm CĐTS qua việc sử dụng khoa học công nghệ hiện đại như sau:

–         Làm, sử dụng thẻ tín dụng giả để mua hàng hóa, rút tiền ở các máy trả tiền tự động của các ngân hàng.

–         Tìm kiếm mật mã số tìa khoản của các cá nhân, tổ chức và sử dụng để mua hàng hóa qua mạng Internet.

–         Sử dụng mật mã tài khoản do thu nhập bất hợp pháp mà có, giả danh chủ tài khoản ra lệnh chuyển tiền từ ngân hàng nước ngoài về Việt Nam hoặc ngược lại.

–         Sử dụng CNC để tẩy xóa, sửa chữa mệnh giá của séc, của ngân phiếu…

–         Sử dụng phương pháp hóa học để lừa dối chủ tài khoản bằng hình thức dùng đôla đen hoặc biến giấy trắng thành đôla …vv

Với những thủ đoạn như trên cho thấy hành vi lừa đảo CĐTS có sử dụng nhiều ngành khoa học công nghệ để thực hiện hành vi lừa dối chủ tài sản nhưng chủ yếu hiện nay thường gặp là công nghệ thông tin học. Cho nên, Tội lừa đảo CĐTS có sử dụng công nghệ cao có thể  được hiểu là trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối qua việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tin học và mạng Internet hay các lĩnh vực tin học và mạng Internet hay các lĩnh vực khoa học công nghệ khác để lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

            Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Tội lừa đảo CĐTS có sử udngj CNC với một số đặc điểm chủ yếu sau đây:

–         Thủ đoạn gian dối được thực hiện thông qua việc sử dụng phương tiện khoa học công nghệ tin học và mạng Internet.

–         Người phạm tội có thể ở bấy kỳ  nơi nào, bất kỳ thời điểm nào cũng thực hiện được hành vi phạm tội nên rất khó xác định địa điểm phạm tội.

–         Tội phạm có nhiều khả năng mang tính xuyên quốc gia.

–         Dấu vết của tội phạm có thể xóa bỏ một cách nhanh chóng, dễ dàng nên khó khăn cho công tác điều tra, phát hiện.

–         Chủ thể thực hiện tôi phạm phần lớn là những người có trình độ tin học nhất định.

–         Việc làm mất quyền sở hữu về tài sản của chủ tài sản và tạo quyền đó cho người phạm tội hoặc cho người khác mà người phạm tội quan tâm chỉ thông qua các “lệnh” của máy tính và việc chiếm đoạt chỉ diễn ra trong thời gian được tính bằng giây mà không phải là sự chuyển dịch tài sản như các trường hợp Lừa đảo CĐTS theo quan niệm truyền thống về hành vi “chiếm đoạt”.

Với một số đặc điểm cơ bản nêu trên, đặt ra cho các cơ quan Tư pháp những yêu cầu về biện pháp đấu tranh phòng chống tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC cũng có những tính chất đặc biệt.

Trong thời gian qua, tình hình tội lừa đảo CĐTS nói chung và tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC nói riêng đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Nhất là trong điều kiện bùng nổ của công nghê thông tin và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế nước ta với các nước trên thế giới trong WTO. Vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm sử dụng CNC nói chung cũng như tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC nói riêng ở nước ta là rất cần thiết.

  1. 1.      Thực trạng của tình hình tội phạm của tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC giai đoạn 2001-2005

Giai đoạn trước năm 1985 nền kinh tế Việt Nam còn mang nặng tính tập trung, quan liêu, bao cấp. Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới còn ở mức độ hạn chế, nhất là đang trong thời kì bao vây cấm vận về kinh tế. Thời gian này công nghệ thông tin ở nước ta nói chung chưa phát triển. Vì vậy, các tội phạm về tin học, về mạng Internet chưa xảy ra trên thực tế và chưa có khái niệm trong luật hình sự ở Việt Nam.

Giai đoạn 1986-2000, Việt Nam sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó công nghệ thông tin bước đầu được áp dụng trong các lĩnh vwucj quản lí kinh tế. Song thời kì này, máy vi tính mwois chỉ có ở một số thành phố lớn và hệ thống thanh toán qua việc kết nối mạng internet trong lĩnh vực tài chính kinh tế chưa nhiều. Hơn nữa trình độ tin học, khả năng khai thác mạng internet cũng như các dịch vụ thẻ tín dụng chưa mang tính phổ biến. Vì vậy, điều kiện để tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC xảy ra là rất ít và có thể nói là không có. Theo số liệu  thống kê trong những năm 1986-2000 của TAND TP Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà chúng tôi có điều kiện nghiên cứu thì không có trường hợp nào bị xét xử về tội lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC.

Giai đoạn 2001-2005 tội lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC đã được xét xử ở Tòa án Việt Nam nhưng việc thống kê trong riêng biệt hàng năm và tiêu chí thống kê riêng biệt hàng năm và tiêu chí thống kê cũng chỉ nêu tội danh là lừa đảo CĐTS mà không đề cập đến thủ đoạn thực hiện tội phạm. Do vậy, nghiên cứu tình hình tội lừa đảo CĐTS mà không đề cập đến thủ đoạn thực hiện tội phạm. Do vậy, nghiên cứu tình hình tội Lừa đảo CĐTS  có sử dụng CNC từ năm 2001 đến 2005 trong phạm vi cả nước chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu qua sổ lưu thống kê các bản án đã xét xử tại TAND ở các thành phố Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2001-2005 ở các thành phố Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng không có vụ án nào với tội danh Lừa đảo CĐTS mà thủ đoạn gian dối qua sử dụng thẻ tín dụng giả, hay sửa chữa séc hoặc ngân phiếu bằng công nghệ cao.

Tại TAND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh qua các bản án xét xử sơ thẩm, Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Số lượng vụ và người phạm tội lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005

 

Năm Số vụ phạm tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC được xét xử sơ thẩm tại TAND Thành Phố Số người phạm tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC được xét xử sơ thẩm tại TAND Thành Phố  
TP Hà Nội TPHCM Cộng TP Hà Nội TPHCM Cộng
2001 01 00 01 03 0 03
2002 0 01 01 0 02 02
2003 0 0 0 0 0 0
2004 0 03 03 0 06 06
2005 01 01 02 02 04 06
Tổng 02 05 07 05 12 17

 

( Nguồn theo sổ lưu thống kê của TAND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh)

Qua số lượng vụ phạm tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC được thống kê tại TAND TP Hà Nội và TAND TP Hồ Chí Minh cho thấy, các vụ án này xảy ra ở giai đoạn hiện nay chưa nhiều, thậm chí năm 2003 ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không có trường hợp nào bị xét xử về tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2003 ở thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chỉ có 2 vụ lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC. Vụ thứ nhất do Trương Đức Lượng cầm đầu thực hiện hành vi lừa đảo với thủ đoạn mua bán hàng hóa qua mạng internet và vụ thứ hai do Nguyễn Anh Tuấn- Chủ tịch hội đồng qunar trị Công ty cổ phần giải trí RC làm giả thẻ tín dụng của các ngân hàng ở Mỹ qua máy trả tiền tự động. Như vậy trên thực tế Hà Nội năm 2005 đã có 3 vụ lừa đảo CĐTS có sử dụng công nghệ cao.

Về số lượng người phạm tội lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC được xét xử sơ thẩm tại TAND TP Hà Nội và TPHCM trong giai đoạn 2001-2005 nếu tính trung bình mỗi năm ở cả hai thành phố có khoảng 3 đến 4 người. Trong giai đoạn 2001-2003 chỉ có 5 người phạm tội thì đến năm 2004 đã có 12 người phạm tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC.

Có thể nói rằng, số vụ phạm tội và số người phạm tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC được TAND TPHN và TPHCM xét xử theo số liệu thống kê nêu trên chỉ là tương đối. Tuy chưa phải là những con số chính xác tuyệt đối nhưng thông số này đã phản ánh cơ bản thực trạng của tình hình tội phạm của tội Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC ở TP HN và TPHCM.

Tuy số lượng vụ phạm tội Lừa đảo CĐTS  có sử dụng CNC không lớn nhưng điều đáng lo là thủ đoạn thực hiện tội phạm và mức độ gây thiệt hại về tài sản là rất nghiêm trọng. Vừa qua (10/2006) Công an Hải Phòng phối hợp cùng cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ đã bắt Vũ Ngọc Hà có hành vi dùng mật mã, thông tin về tài khoản thẻ tín dụng tìm kiếm được qua trang web đen và ra lệnh chuyển tiền từ ngân hàng Autralia về tài khoản của Hà mở tại Việt Nam. Số tiền Hà chiếm đoạt trên 500 triệu đồng.

Qua số liệu thống kê nêu trên cho thấy mức độ gây thiệt hại về mặt vật chất là khá lớn. Số thiệt hại năm sau cao hơn năm trước và có xu thế gia tăng. Tính trung bình một vụ Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC chiếm đoạt khoảng 490 triệu đồng một vụ.

Trong tổng số 7 vụ án đã xét xử, có 4 vụ người phạm tội sử dụng thẻ tín dụng giả chiếm 57%, 1 vụ sử dụng lệnh chuyển tiền giả qua ngân hàng, chiếm 14% và 2 vụ sử dụng các thủ đoạn khác chiếm 29%

Do đặc điểm của tội lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC chủ yếu thông qua hệ thống mạng Internet và các công nghệ thông tin được ứng dụng trong các lĩnh vực quản lí tài sản, cho nên ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong tổng số 7 vụ án được thống kê, có 5 vụ xảy ra liên quan đến ngân hàng, công tác bảo vệ cần chú trọng đúng mức.

Như vậy, qua nghiên cứu tình hình tội phạm của tội lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC trong một số thành phố điển hình trong cả nước và ở TP Hà Nội cũng như TP HCM giai đoạn 2001-2005 chúng tôi rút ta một số nhận xét sau đây:

+ Thủ đoạn sủ dụng thẻ tín dụng giả, sủ dụng lệnh chuyển tiền giả qua hệ thống ngân hàng để CĐTS ở thời điểm 2001-2005 là thủ đoạn thực tế chiếm tỉ lệ chủ yếu trong cơ cấu các vụ phạm tội.

            + Đối tượng phạm tội là người nước ngoài chiếm tỷ lệ rất cao

            + Là hình thức tội phạm mới nên việc đấu tranh phòng chống gặp rất nhiều khó khăn.

  1. 2.      Một số giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm Lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC

Thứ nhất: Cần có giải pháp về mặt kỹ thuật để phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi phạm tội

            Đây là giải pháp đặc thù về mặt kỹ thuật nhằm nhận diện các cách thức thực hiện tội phạm, đồng thời ngăn chặn việc xâm nhập tìm kiếm, đánh cắp mã tài khoản bí mật, các mã số của thẻ tín dụng. Ngoài ra cần có công nghệ kiểm soát hoạt động của các tài khoản mà người nước ngoài mở tạm thời ở Việt Nam…vv.. Biện pháp này chủ yếu của các nhà chuyen môn kỹ thuật chuyên sâu. Theo chúng tôi, trước hết những cơ quan có nguy cơ cao bọ bọn tội phạm gây thiệt hại cần có sự giúp đỡ của các cơ quan kỹ thuật mạng để có các giải pháp bảo vệ, phòng ngừa.

            + Các cơ quan ngân hàng…xây dựng các trang web của mình phải kết hợp với cơ quan an ninh mạng để đưa ra những mật mã hoặc những công nghệ đặc biệt cho phép khách hàng nhận biết rằng họ đang vào trang web thật của ngân hàng cần giao dịch.

            + Ở Việt Nam hiện nay, việc phát hành thẻ tín dụng thường riêng lẻ của từng ngân hàng rất khó cho việc quản lý vào bảo mật.

            Thứ hai: cần có sự hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực chuyên sâu của lực lượng trực tiếp thực hiện công tác phòng ngừa và đấu tranh chống hành vi phạm tội lừa đảo CĐTS có sử dụng công nghệ cao cả về trình độ nghiệp vụ và cơ sở vật chất

–         Cơ quan Công an mà trực tiếp là Văn phòng Interpol Việt Nam cần có sự hợp tác quốc tế một cách chặt chẽ nhằm theo dõi và ngăn ngừa những tên tội phạm là người nước ngoài đã có tiền án, nhất là những tên có tiền án tiền sự về tội lừa đảo về việc sử dụng thẻ tín dụng giả…

–         Tuy hiện nay cơ quan Công an đã có cơ quan chuyên phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao nhưng cần phải có lĩnh vực khác nhau nhằm phòng ngừa và đấu tranh với từng loại tội phạm nhất định để đạt hiệu quả  cao hơn.

–         Đối với công tác cán bộ trong các cơ quan Tư pháp như cán bộ tòa án, viện kiểm sát, cán bộ cơ quan điều tra phải được đào tạo nâng cao trình độ tin học.

Thứ ba: Cần phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền cảnh báo các thủ đoạn mà bọn tội phạm thường thực hiện để mọi người dân nâng cao cảnh giác tránh bị mắc sai lừa. Đồng thời phát hiện, thông báo cho cơ quan có trách nhiệm kịp thời ngăn chặn.

Thứ tư: Đối với người sử dụng thẻ tín dụng …trong giao dịch cũng cần nâng cao ý thức cảnh giác như khi sử dụng thẻ tín dụng cần giữ bí mật số thẻ, mã số pin và nếu có nghi ngờ bị lộ phải báo ngay cho ngân hàng, nơi quản lí thẻ biết hoặc phỉa thay đổi mã số của thẻ.

Thứ năm: Về phương tiện pháp luật Hình sự và thực tiễn áp dụng

Việt Nam đã là thành viên WTO cho nên trong thời gian tới việc sử dụng thương mại điện tử sẽ trở thành phổ biến, các giao dịch thanh toán qua mạng Internet và các giao dịch tài chính khác cũng ngày càng đa dạng… Do đó có nhiều khả năng hành vi Lừa đảo CĐTS có sử dụng công nghệ cao cũng gia tăng. Vì vậy BLDS cũng phải thay đổi , bổ sung tội danh mới và mô tả cụ thể hành vi phạm tội phù hợp tính chất công nghệ cao và cách thwucs tiến hành.

Trên thế giới , một số BLHS của các nước đã quy định tội lừa đảo thông qua mạng máy tính. Ví dụ như BLHS của Nhật bản : “ người nào đưa thông tin gian dối hay chỉ thị sai lầm vào máy tính dùng đẻ xử lý công việc của người khác, tạo ra dữ liệu điện tử có nội dung sai lầm về sự mất còn hay thay đổi quyền về tài sản cho người ấy sử dụng, nhờ đó thủ đắc lợi ích bất chính ấy thì bị phạt từ khổ sai đến 10 năm.”

Hy vọng rằng những giải pháp bước đầu nêu trong bài viết này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội lừa đảo CĐTS có sử dụng CNC ở TP HN và TP HCM nói riêng cũng như trong phạm vi cả nước trong thời kì hậu WTO

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘI PHẠM SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

 

                                                NGUYỄN XUÂN HÀ

                                    TAND thị xã Nghĩa Lộ- Yên Bái

                        —————————————————–

            Tội phạm sử dụng trái phép chất ma túy lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Hình sự ( điều 1851) khi Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 11 thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1985. Đến Bộ luật Hình sự năm 1999 tội sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại điều 199 như sau:

  1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nòa, đã được giáo dục nhiều lần, đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Tái phạm về tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. Như vậy, ở cấu thành cơ bản, về mặt khách quan, người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị tuy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ ba dâu hiệu:

a)     Đã được giáo dục nhiều lần về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

b)     Đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc

c)     Vẫn còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy.

Trong thực tiễn, khi áp dụng điều luật này đã bộc lộ một số vấn đề còn vướng mắc như sau:

  1. Theo thứ tự thiết kế của điều luật thì hình thức giáo dục đặt trước hình thức xử lý vi phạm hành chính. Suy ra về mặt thời gian thì giáo dục phải diễn ra trước, nếu tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì xử lý hành chính và như vậy thì rõ ràng xử lý hành chính phải diễn ra trước, nếu tiếp tục sử dụng  trái phép chất ma túy thì xử lý hành chính và như vậy rõ ràng xử lý hành chính phải diễn ra sau, nếu sau khi bị xử lý hành chính người đó còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì xử lý hình sự. Nhưng tại khoản b mục 1 hướng dẫn số 03/VKS ngày 03/01/2000 của Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao lại hướng dẫn ngược lại :” Điều kiện giáo dục nhiều lần phải được thẻ hiện trong hồ sơ vụ án và được tính kể từ khi thi hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính” nếu còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, để ngắn gọn vè dễ so sánh xin mô tả bằng sơ đồ như sau:
Theo thứ tự quy định tại điều 199 BLHS Sử dụng trái phép ma túy Giáo dục nhiều lần

Xử lý hành chínhXử lý hình sựTheo hướng dẫn sô 03/VKS ngày 03/01/2000Sử dụng trái phép ma túy Xử lý hành chínhGiáo dục nhiều lầnXử lý hình sự

Từ những cách hiểu khác nhau như trên, dẫn đến có quan điểm chỉ coi là có dấu hiệu thỏa mãn đúng thứ tự hướng dẫn của Viện Kiểm Sát  nhân dân tối cao. Có quan điểm chỉ coi là có tội khi các dấu hiệu thỏa mãn theo đúng thứ tự thiết kế của điều luật, chúng tôi thống nhất với quan điểm này bởi vì thứ tự thiết kế của điều luật đã phản ánh rõ đường lối xử lý đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Mặt khác theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trong số các văn bẳn do Viện Kiểm Sát nhân dan tối cao ban hành không có hình thức văn bản là hướng dẫn. Do vậy, hướng dãn số 03 nêu trên về mặt hình thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên về hiệu lực không giống như Thông tư Liên tịch hay nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nên không có hiệu luwch áp dụng chung cho tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là cơ quan điều tra và xét xử.

  1. Về điều kiện đã được giáo dục nhiều lần: trước hết là về nhiều lần thì trong khoa học pháp lý hiện nay được hiểu là từ hai lần trở lên. Cồn về giáo dục thì đây là một khái niệm rộng, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Song ở đây với ý nghĩa là một dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội sử dụng trái phép chất ma túy thì câu hỏi được đặt ra là : giáo dục ở mức độ nào mới được coi là thỏa mãn yêu cầu của điều luật? hay nói cách khác, chủ thể, hình thức, nội dung giáo dục phải như thế nào mới được coi là đã được giáo dục theo quy định của điều 199 Bộ luật Hình sự.

Tại mục 3 Thông tư số 02/1998/TTLT?TANDTC-VKSNDTC- BCA ngày 05/8/1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao, Bộ Công An hướng dẫn như sau: Đã được giáo dục nhiều lần được hiểu là đã được cơ quan nhà nước, tổ chức cũng như người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy”.

            Như vậy theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch trên thì: Có ba loại chủ thể tham gia giáo dục gồm: Cơ quan Nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở đại phương.

            Có ba loại chủ thể tham gia giáo dục gồm: Cơ quan Nhà Nước, tổ chức, nhắc nhở, người có trách nhiệm ở địa phương.

            Có bốn loại hình thức giáo dục được thể hiện là : vận động, thuyết phục, nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính.

            Có dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm phải được các nhà làm luật và hướng dẫn thi hành làm rõ, điều đó đảm bảo cho người, cơ quan tiến hành tố tụng và cả người dân hiểu và áp dụng đúng pháp luật. Trên cwo sở của yêu cầu này thì còn phải làm rõ những người có trách nhiệm ở địa phương là gồm những người nào, ngoài các hình thức giáo dục đã được hướng dẫn như vận động, thuyết phục, nhắc nhở hoặc xử phạt vi phạm hành chính thì các hình thức giáo dục khác như kiểm điểm, xử lý kỷ luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức đảng, đoàn thể, tổ chức xã hội…có được coi là giáo dục hay không? Theo chúng tôi thì các hình thức giáo dục này cũng chấp nhận được bời vì xét tính chất mức độ thấy cũng tương đương với bốn hình thức giáo dục theo Thông tư 02 quy định. Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng theo nguyên tắc có lợi  cho bị can, bị cáo và không làm xấu đi tình trạng của bị can, bị cáo thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được phép áp dụng và tuân theo hướng dẫn tại thông tư 02, tức là chỉ coi là đã được giáo dục khi việc giáo dục được tiến hành bởi các chủ thể và với các hình thức khác thì không được coi là đã được giáo dục và người sủ dụng trái phép chất ma túy không phạm tội.

  1. Câu hỏi đặt ra: Như thế nào thì coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Quan điểm thứ nhất cho rằng đã bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc là đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính vì theo quy định tại điều 95 khoản 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì quyết định xử lý có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quan điểm thứ hai cho rằng: Người nghiện ma túyphải chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính, chúng tôi nhất trí với quan điểm này vì xuất phát từ chính sách nhân đạo của pháp luật nước ta. Từ trước tới nay, chúng ta vẫn coi hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là một trong những tệ nạn

Công ty luật tại tp hcm, văn phòng luật sư tp hcm, dịch vụ tư vấn luật, luật sư tp hcm, luật sư giỏi tại tp hcm

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai