1900599979

Trong quá trình Quý Tòa thụ lý vụ án, tôi đã có 2 văn bản kiến nghị ngày 12-10-2009 (đối với cáo trạng số 311/VKS-P1 ngày 13-7-2009) và kiến nghị ngày 24-5-2010 (đối với cáo trạng số 78/VKS-P1 ngày 31-3-2010). Tôi vẫn giữ nguyên các quan điểm và kiến nghị nêu trên trong 2 văn bản nói trên. Hôm nay, sau khi nghe thẩm vấn công khai tại phiên tòa và vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố đã phát biểu luận tội, tôi xin phát biểu quan điểm bào chữa cho bị cáo Trần Văn Tuyến như sau:

I/- Một số vấn đề về tố tụng

1- Về giám định

Tại cáo trạng số 311/VKS-P1 ngày 13-7-2009, VKSND TP.HCM qui kết Trần Văn Tuyến với tư cách Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn đã bỏ qua nhiều quy định của Nhà nước trong việc xét duyệt, thẩm định và xét cho vay, tạo điều kiện sơ hở cho Hà, Hòa chiếm đoạt tổng số tiền 10.597.029.300 đồng của chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn.

Tại cáo trạng số 78/VKS-P1 ngày 31-3-2010, VKSND TP.HCM lại kết luận Trần Văn Tuyến tạo điều kiện sơ hở cho Hà, Hòa chiếm đoạt 3.000 lượng vàng SJC và 18 tỷ đồng của Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Chợ Lớn!?

Sai biệt này là đặc biệt lớn, lại không có kết luận giám định nào làm căn cứ! Đáng lý ra cơ quan điều tra phải trưng cầu giám định tư pháp về tài chính-kế toán đối với Cty Thành Phát. Trong khi đó, tại Quyết định trưng cầu giám định bổ sung số 133-33/QĐ-PC15 (Đ8) ngày 18-01-2010, cơ quan điều tra lại chỉ yêu cầu giám định diện tích 79.652m2 đất theo 33 giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (QSDĐ) của các hộ dân có giá trị là bao nhiêu tiền, với lý do “Ngày 15-12-2006, theo kiến nghị của Cơ quan Cảnh sát Điều tra CA TP.HCM, UBND TP.HCM có Quyết định số 5796/QĐ-UBND thu hồi 02 quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư dự án của Cty Thành Phát tại xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn” mà không đề cập gì đến việc UBND TP.HCM đã có văn bản số 3508/UBND-ĐT ngày 12-6-2007 giao cho Cty TNHH XD&TM 12 làm chủ đầu tư dự án thay cho Cty Thành Phát! Rõ ràng, Quyết định trưng cầu giám định này và báo cáo kết quả thẩm định giá của Cty CP Định giá & Dịch vụ Tài chính Việt Nam-Chi nhánh Miền Nam là không đúng bản chất sự việc thể hiện trong hồ sơ vụ án, không phù hợp quy định Luật Đất đai (Điều 14 khoản 2). Rất tiếc đại diện cơ quan giám định không có mặt tại phiên tòa để chúng tôi làm rõ quyền và trách nhiệm của người giám định theo Điều 60 Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Cuối cùng thì kết quả giám định này không cần thiết, không phục vụ được gì cho vụ án!

2- Về việc thanh tra của Ngân hàng Nhà nước

Ngày 02-7-2008, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM đã có kết luận thanh tra số 231/KL-TTR.m đối với Ngân hàng NN & PTNT
chi nhánh Chợ Lớn. Ngày 12-8-2008, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM cũng đã có văn bản số 1394/NHNN-HCM.08 báo cáo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về kết quả thanh tra.

Ngày 12-8-2008 cơ quan điều tra khởi tố vụ án, ngày 30-01-2009 bắt tạm giam Trần Văn Tuyến.
Ngày 10-02-2009 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại ra Quyết định số 16/QĐ-TTR2 tiến hành thanh tra đột xuất Ngân hàng NN & PTNT chi nhánh Chợ Lớn, và tại kết luận thanh tra số 40/KL-TTR2.m ngày 15-4-2009 đã kiến nghị phục hồi lại nợ của Cty Thành Phát tại chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn! Việc làm này của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một quy trình ngược, vi phạm Luật Thanh tra và Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Cụ thể là:

– Luật Thanh tra quy định: Người ra quyết định thanh tra chuyển
hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra (CQĐT) trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, (điểm m khoản 1 Điều 42 ). CQĐT có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật quy định tại điểm m khoản 1 Điều 42 Luật này và xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (Điều 57).

– Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định: Cơ quan thanh tra khi phát
hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu có liên quan và kiến nghị CQĐT, Viện kiểm sát (VKS) xem xét khởi tố vụ án hình sự (khoản 2 Điều 26). Khi không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự thì CQĐT ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã tố giác biết rõ lý do; nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết (khoản 1 Điều 108). Khi xét thấy cần thiết thì CQĐT ra quyết định trưng cầu giám định (khoản 1 Điều 155).

Rõ ràng, theo pháp luật quy định chỉ có trường hợp cơ quan thanh tra phát hiện tội phạm chuyển hồ sơ đề nghị CQĐT khởi tố, nếu không có dấu hiệu tội phạm, CQĐT sẽ trả hồ sơ cho Thanh tra xử lý hành chính. Trường hợp CQĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt giam bị can thì Cơ quan Thanh tra không thể nhảy vào thanh tra để cung cấp kết luận thanh tra cho CQĐT làm căn cứ buộc tội; Cơ quan Thanh tra không phải là cơ quan giám định! Vì vậy, việc thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước VN là vi phạm pháp luật tố tụng, nội dung kết luận của thanh tra thực tế cũng không ai thực hiện, nhưng đây lại là căn cứ khởi tố và truy tố bị cáo Trần Văn Tuyến! Rất tiếc không có mặt đại diện Thanh tra Ngân hàng Nhà Nước tại phiên tòa để làm sáng tỏ các vấn đề này.

3- Về sự liên quan của Cty TNHH Xây dựng và Thương mại 12

UBND TP.HCM đã ban hành 2 Quyết định số 6577/QĐ-UB ngày 30-12-2004 và số 635/QĐ-UB ngày 15-02-2005 cho phép Cty
Thành Phát được chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng cụm dân cư và cụm công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, Cty Thành Phát tự chịu trách nhiệm về nguồn vốn đầu tư và hiệu quả của dự án. Căn cứ 2 Quyết định này, Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn đã cho Cty Thành Phát vay để thực hiện dự án. Cty Thành Phát đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, đã nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất. Cty Thành Phát đã thế chấp cho ngân hàng toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) và tài sản hình thành trên đất dự án. Theo kiến nghị của CQĐT, ngày 15-12-2006, UBND TP.HCM lại ra Quyết định số 5796/QĐ-UBND thu hồi 2 quyết định nói trên, nhưng lại không giải quyết hậu quả nguồn vốn của Cty Thành Phát đã đầu tư vào dự án. Vì vậy, để khắc phục hậu quả của Quyết định thu hồi này, theo đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư, ngày 12-6-2007 UBND TP.HCM đã ban hành văn bản số 3508/UBND-ĐT giao cho Cty TNHH Xây dựng & Thương mại 12 làm chủ đầu tư dự án thay cho Cty Thành Phát. Căn cứ văn bản này, Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn đã cho Công ty 12 vay để thanh toán nợ thay cho Cty Thành Phát và tiếp tục thực hiện dự án, tài sản thế chấp vẫn là toàn bộ QSDĐ dự án nói trên. Quyết định số 5796/QĐ-UBND-ĐT ngày 15-12-2006 và văn bản số 3508/UBND ĐT ngày 12-6-2007 của UBND TP.HCM thực chất là thủ tục để chuyển dự án đầu tư từ Cty Thành Phát qua cho Cty 12.  Do đó, việc cáo trạng cắt bỏ văn bản số 3508/UBND-ĐT ngày 12-6-2007 của UBND TP.HCM, không đưa Cty 12 vào vụ án, đã làm ảnh hưởng đến việc “xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội…” theo quy định tại Điều 10 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, từ đó đã đánh giá không chính xác bản chất và hậu quả của vụ án!

Theo quy định tại Điều 196 Bộ Luật Tố tụng Hình sự về giới hạn của việc xét xử: Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi
theo tội danh mà VKS truy tố và tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Tại Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 130/2010/QĐ ngày 12/7/2010, Tòa án Nhân dân (TAND) TP.HCM không triệu tập đại diện Cty TNHH XD&TM 12, mà chỉ triệu tập cá nhân ông Trần Duy Doanh (Giám đốc Cty 12) với tư cách nhân chứng. Thế nhưng, trong phần thẩm vấn tại phiên tòa, ông Trần Duy Doanh lại phải trả lời về trình tự thủ tục để được UBND TP.HCM giao làm chủ đầu tư dự án thay cho Cty Thành Phát, về việc trả nợ thay cho Cty Thành Phát và về việc xác định yêu cầu đối với khoản nợ trả thay này sau khi dự án lại bị UBND TP.HCM thu hồi! Chúng tôi cho rằng việc làm sáng tỏ các vấn đề này là hết sức cần thiết, vì nó trực tiếp liên quan đến vụ án. Nhưng rất tiếc về mặt tố tụng, toàn bộ sự việc này không hề được nêu trong cáo trạng, và ông Trần Duy Doanh được triệu tập là nhân chứng với tư cách cá nhân nên các lời khai của ông Doanh tại tòa về các vấn đề liên quan Cty TNHH XD&TM 12 không phải là chứng cứ pháp lý để Hội đồng xét xử quyết định.

II/- Đối với tội danh “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng”:

Cáo trạng số 311/VKS-P1 ngày 13-7-2009 kết luận: “Trần Văn Tuyến với tư cách là Giám đốc chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn đã bỏ qua nhiều quy định của Nhà nước trong việc xét duyệt, thẩm định và xét cho vay, tạo điều kiện sơ hở cho Hà, Hòa chiếm đoạt tổng số tiền 10.597.629.300 đồng của Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn”.

Cáo trạng số 78/VKS-P1 ngày 31-3-2010 lại kết luận: Trần Văn Tuyến tạo điều kiện sơ hở cho Hà, Hòa chiếm đoạt 3.000 lượng vàng SJC và 18 tỷ đồng của Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn.
Kết luận của 2 Cáo trạng trước và sau mâu thuẫn và đều không có căn cứ pháp lý. Chúng tôi xin làm sáng tỏ 2 vấn đề sau đây:

+ Trần Văn Tuyến có vi phạm quy định của pháp luật khi quyết định cho Cty TNHH Thành Phát vay 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng hay không?

+ Quyết định cho vay này có gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng không? Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn có bị Hà, Hòa chiếm đoạt 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng không?

1- Tuyến có vi phạm các quy định về cho vay hay không?

A- Các quy định về cho vay:

a) “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”,
ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ– NHNN ngày 31-12-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định:

– Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gởi cho tổ chức tín dụng (Điều 14).

– Khách hàng có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ trung thực các thông tin tài liệu liên quan  đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp (điểm a khoản 2 Điều 24).

b) “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân
hàng NN & PTNT Việt Nam”, ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31-3-2002 của Chủ Tịch HĐQT Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam, quy định:

+ Về quy trình xét duyệt cho vay (Điều 16):

– Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

-Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định và trình giám đốc quyết định.

– Giám đốc NHNN nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.

+ Về phân định trách nhiệm đối với cán bộ (Điều 30):

– Cán bộ tín dụng (CBTD) trực tiếp thẩm định là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện; hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định; lập báo cáo thẩm định; cùng khách hàng lập Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; lưu giữ hồ sơ theo quy định.

– Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm phân công đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay, kiểm soát nội dung thẩm định của CBTD, tiến hành tái thẩm định (nếu thấy cần thiết) và ghi ý kiến của mình trên hồ sơ.

– Giám đốc ngân hàng nơi cho vay là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh và là người chịu trách nhiệm về quyết định cho vay.

c) “Quy định việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay trong
hệ thống Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam”, ban hành kèm theo Quyết định số 300/QĐ-HĐQT-TD ngày 24-9-2003, quy định:

+ Điều kiện đối với khách hàng vay được bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Điều 19 khoản 1):

– Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

– Có dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.

– Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư và giá trị tài sản bảo đảm đáp ứng được một trong ba trường hợp sau:

* Có vốn tự có tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn đầu tư.

* Có vốn tự có cộng (+) giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn đầu tư.

* Có giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn đầu tư.

B/- Đối chiếu với thực tế quá trình xét duyệt, thẩm định và quyết định cho Cty TNHH Thành Phát vay:

Theo cáo trạng và tài liệu trong hồ sơ đã thể hiện:

+ Căn cứ Quyết định số 6577/QĐ-UB ngày 30-12-2004 của UBND. TP.HCM cho phép Cty Thành Phát chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng cụm dân cư tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn với diện tích 72.000 m2 , ngày 09-8-2005 Trần Thị Hà lập phương án vay vốn đầu tư thực hiện dự án, trong đó ghi rõ:

* Tổng nhu cầu sử dụng vốn: 181.220.252.000 đồng, trong đó:

– Vốn tự có của chủ đầu tư: 139.220.252.000 đồng, chiếm  khoản 76,83%.

– Nhu cầu sử dụng vốn vay: 42.000.000.000 đồng (23,17%).

Ngày 31-8-2005, Trần Thị Hà ký “Giấy đề nghị vay vốn” xin vay 42.000.000.000 đồng, tài sản thế chấp là toàn bộ giá trị QSDĐ và tài sản trên đất dự kiến hình thành của dự án khu dân cư (72.000m2) giá trị là 149.632.502.000 đồng.

Ngày 10-9-2005, Nguyễn Công Định lập báo cáo thẩm định ghi
nhận:

– Vốn tự có, coi như tự có của Cty Thành Phát là 139.220.252.000 đồng, bằng 76,83% tổng số vốn đầu tư.

– Cty Thành Phát có khả năng tài chính (chi phí xây dựng dở dang là 63 tỷ đồng), có nguồn vốn tự chủ tốt (năm 2003 là 5,2 tỷ đồng, năm 2004 là 50,2 tỷ đồng), có khả năng quản lý và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh BĐS; đủ điều kiện xin vay 42 tỷ đồng, đề nghị xét duyệt cho Cty Thành Phát vay 42 tỷ đồng.

Với vai trò kiểm soát báo cáo thẩm định của nhân viên tín dụng, Lưu Thị Minh Hiền (Trưởng Phòng tín dụng) ký duyệt vào báo cáo thẩm định, chấp nhận đề xuất cho Cty Thành Phát được vay 42 tỷ đồng.

Ngày 15-9-2005 Trương Len Sang (nhân viên phòng thẩm định)
lập báo cáo thẩm định ghi nhận Cty Thành Phát đủ điều kiện xin vay 42 tỷ đồng) ký và Trịnh Thế Việt (Trưởng phòng thẩm định duyệt vào báo cáo thẩm định đồng ý cho Cty Thành Phát vay 42 tỷ đồng. Do đó, việc Trần Văn Tuyến quyết định cho vay là hoàn toàn đúng các quy định viện dẫn trên. Theo lời khai của Lưu Thị Minh Hiền (BL 1015  ngày 13-3-2008) thì Hà và Hòa đến phòng tín dụng tiếp xúc với Hiền và Định đặt vấn đề xin vay, Hiền phân công Định trực tiếp theo dõi kiểm tra các điều kiện vay vốn. Trước khi quyết định cho vay, Hiền đi cùng Định, Sang, Việt và Tuyến xem thực địa. Tại lời khai ngày 19-5-2008 (BL 487), Hà cũng xác nhận trước khi ký Hợp đồng vay tiền Hà đã nhiều lần gặp Định đặt vấn đề xin vay 42 tỷ đồng.

Tất cả các cán bộ: Hiền, Định, Sang, Việt đều xác nhận việc thẩm định và ký đề xuất cho vay 42 tỷ đồng hoàn toàn độc lập, không có tác động nào của lãnh đạo chi nhánh. Do đó, việc cáo trạng quy kết “do có mối quan hệ với Hà nên Tuyến đã phê duyệt 2 báo cáo thẩm định trên đồng ý cho Cty Thành Phát vay 42 tỷ đồng” là hoàn toàn không có căn cứ!

Tại Bút lục 1001 ngày 04-02-2009, Lưu Thị Minh Hiền khẳng định: “Căn cứ khoản 2 Điều 30 Quy định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31-3-2002 của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam, khi xem xét cho Cty Thành Phát vay, tôi tin tưởng hồ sơ cung cấp của khách hàng vay, báo cáo thẩm định của CBTD, nội dung báo cáo thẩm định là đúng, vì:

1- Hồ sơ pháp lý đơn vị vay và hồ sơ dự án đầy đủ.

2- Khách hàng đã vay vốn ngân hàng và đã trả nợ đầy đủ.

3- Sau khi Phòng tín dụng thẩm định xong, Phòng thẩm định còn thẩm định lại.

4- Dự án vay vốn đầu tư có hiệu quả, thuận lợi nằm ở trung tâm đối diện quận 12.

Vì là loại vay thế chấp tài sản hình thành bằng vốn vay nên sau khi giải ngân mới có được TSTC. Tổng cộng 2 lần giải ngân, khách hàng nộp 33 bản chính sổ đỏ, diện tích 121.613m2, giấy nộp thuế chuyển QSDĐ, tờ khai trước bạ, biên lai thu thuế nhà đất…”

Tại Bút lục số 322, ngày 04-4-2008 Trương Len Sang xác nhận: ”Phần nhận xét đánh giá và kiến nghị của tôi: + Đánh giá: Cty Thành Phát có tình hình tài chính tốt, dự án xây dựng cụm dân cư xã Đông Thạnh đã và đang tiến hành đền bù giải tỏa. Qua xem xét dự án đảm bảo khả năng trả nợ. Tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, cán bộ tín dụng theo dõi tiến độ dự án và quá trình hình thành tài sản để hoàn chỉnh giấy tờ tài sản, đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay đúng quy định. + Kiến nghị: Đề nghị duyệt cho vay”.

Kết luận thanh tra số 231/KL-TTr.m ngày 02-7-2008 của Thanh tra Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh TP.HCM đã đánh giá: Nhìn chung Chi nhánh Chợ Lớn có chấp hành quy chế cho vay theo Quy định của Thống đốc NHNN, nhưng trong quá trình giải quyết cho vay vẫn còn những điểm chưa đúng như đã nêu:

+ Thẩm định chưa chính xác vốn tự có;

+ Giải ngân không theo tiến độ thực hiện dự án;

+ Trong hồ sơ tài sản thế chấp, không có hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa Cty Thành Phát và các hộ dân.

Kết luận thanh tra số 40/KL-TTr2.m ngày 15-4-2009 của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đánh giá một số vi phạm quy định như sau:

+ Vi phạm quy định kiểm tra, giám sát vốn vay: trách nhiệm chính là Nguyễn Công Định.

+ Vi phạm phân loại nợ: Trách nhiệm chính là Nguyễn Công Định.

+ Vi phạm về lưu giữ hồ sơ vay: Trách nhiệm chính là Nguyễn Công Định.

Rõ ràng “những điểm chưa đúng quy định” (theo kết luận Thanh tra NHNN Chi nhánh TP.HCM) và “một số vi phạm quy định” (theo kết luận Thanh tra NHNN Việt Nam) đều không thuộc trách nhiệm của Giám đốc Trần Văn Tuyến, không làm ảnh hưởng đến Quyết định cho vay, và thực tế cũng không gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho ngân hàng (như phần sau chúng tôi sẽ phân tích). Do đó, cáo trạng qui kết Trần Văn Tuyến đã bỏ qua
nhiều quy định của Nhà nước trong việc xét duyệt, thẩm định và xét cho vay, tạo điều kiện sơ hở cho Hà, Hòa chiếm đoạt tài sản ngân hàng là không có căn cứ.

2/- Về hậu quả thiệt hại:

a) Cả 2 bản cáo trạng đều xác nhận Trần Thị Hà đã sử dụng vốn vay chi:  

– 6.293.400.000 đồng để đền bù giải tỏa 20.778 m2 đất trong dự án khu dân cư (tương ứng 11 Giấy chứng nhận QSDĐ);

– Sử dụng vốn vay chi 17.594.700.000 đồng đền bù giải tỏa 58.874m2 đất trong dự án khu công nghiệp (tương ứng 22 Giấy chứng nhận QSDĐ);

– Chi nộp thuế chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất và nộp thuế đất trong dự án cụm dân cư là 2.446.976.000 đồng;

– Trả lãi vay cho Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Chợ Lớn là 6.366.894.700 đồng;

– Còn lại 10.597.029.000 đồng Trần Thị Hà sử dụng cho cá nhân.

Đối với số tiền sử dụng cho cá nhân này, Cáo trạng số 78/VKS-P1 ngày 31/3/2010 cũng đã kết luận: “Theo đơn tố giác của Trần Thị Hà về việc Hà sử dụng tiền vay của Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Chợ Lớn cho một số cá nhân khác vay nhiều tỷ đồng, đề nghị CQĐT thu hồi để khắc phục hậu quả. Qua điều tra nhận thấy Trần Thị Hà còn vay nhiều cá nhân và ngân hàng khác, việc Hà khai số tiền trên là từ nguồn gốc vay của Ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Chợ Lớn là chưa có cơ sở. Tuy nhiên, CQĐT đã có Quyết định số 1267/QĐ-CQĐT(PC15) ngày 31-7-2009 tách việc khiếu nại, tố giác của Trần Thị Hà để điều tra, giải quyết riêng”. Chưa điều tra giải quyết xong thì chưa có căn cứ quy kết Hà chiếm đoạt số tiền này. Rõ ràng, hầu hết số tiền vay đã được Hà đầu tư vào dự án, do đó việc quy kết Tuyến tạo điều kiện sơ hở cho Hà, Hòa chiếm đoạt  3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng của ngân hàng là hoàn toàn không có căn cứ.

b) Theo quy định cho vay và bảo đảm tiền vay cũng như Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp tài sản thì khách hàng vay có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng và các cam kết khác. Trong trường hợp khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, ngân hàng có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ. Trong trường hợp này, dự án đầu tư đang trong quá trình thực hiện. Hợp đồng tín dụng chưa đáo hạn, tài sản thế chấp chưa xử lý thu hồi nợ, thì không có căn cứ gì để có thể kết luận ngân hàng bị Hà, Hòa chiếm đoạt tiền vay của ngân hàng!.

c) Theo kiến nghị của CQĐT, ngày 15-12-2006 UBND TP.HCM có Quyết định số 5796/QĐ-UBND thu hồi Quyết định số 6577/QĐ-UB ngày 30-12-2004 và Quyết định số 635/QĐ-UB ngày 15-02-2005, không cho Cty Thành Phát đầu tư dự án cụm dân cư và cụm công nghiệp tại xã Đông Thạnh. Ngày 12-6-2007, UBND TP.HCM đã có văn bản số 3508/UBND-ĐT chấp thuận theo đề xuất của Sở KHĐT, giao cho Cty TNHH Xây dựng & Thương mại 12 làm chủ đầu tư 2 cụm dự án nói trên thay cho Cty TNHH Xây dựng Thương mại & kinh doanh nhà Thành Phát. Cty 12 tiếp tục hoàn chỉnh việc bồi thường tái định cư, lập thủ tục giao đất để thực hiện dự án. Như vậy, Cty 12 là đơn vị kế thừa tiếp tục thực hiện 2 dự án của Cty Thành Phát, được hưởng các quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của Cty Thành Phát đối với 2 dự án nói trên. Từ các căn cứ này, ngày 15-6-2007 Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Chợ Lớn đã ký Hợp đồng tín dụng số 29.07.01/HĐTD cho Cty 12 vay 6.300 lượng vàng SJC trong thời hạn 60 tháng để đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã Đông Thạnh, tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay là toàn bộ dự án xây dựng nhà ở (bao gồm đất và tài sản gắn liền với đất trên khu đất 72.000 m2) trị giá 295 tỷ đồng, theo Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số 29.07.01/BĐTV ngày 15-6-2007. Ngày 18-6-2007, Cty 12 đã sử dụng 4.733,329 lượng vàng vay từ Hợp đồng này để thanh toán thay cho Cty Thành Phát số nợ 3.000 lượng vàng, 18 tỷ đồng nợ gốc và 3,063 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Tại kết luận Thanh tra số 231/KL-TTr.m 02- ngày 7-2008, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã kết luận: “Đến thời điểm Thanh tra, Cty Thành Phát không còn dư nợ tại Chi nhánh Chợ Lớn”. Tại văn bản số 1394/NHNN-HCM.08 ngày 12-8-2008 gởi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (BL2543), Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM đã báo cáo: “… Chi nhánh Chợ Lớn cho Cty 12 vay để thực hiện khu dân cư và cụm công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn là dựa vào công văn số 3508/UBND-ĐT ngày 12-6-2007 của UBND TP.HCM chấp thuận về nguyên tắc giao dự án khu dân cư và cụm công nghiệp sạch xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn giao lại cho Công ty 12 làm chủ đầu tư dự án thay cho Cty Thành Phát. Cty 12 tiếp tục bồi thường đất thực hiện dự án (trong đó có phần đất Cty Thành Phát đã đền bù)… Việc chi nhánh Chợ Lớn cho Cty 12 vay để tiếp tục đền bù là theo tiến độ của dự án… Hồ sơ pháp lý của dự án khu dân cư và cụm công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh Huyện Hóc Môn đã có văn bản số 3508/UBND-ĐT ngày 12-6-2007 của UBND. TP.HCM, về việc chấp thuận cho Cty 12 làm chủ đầu tư dự án thay cho Cty Thành Phát. Việc chi nhánh Chợ Lớn cho Cty 12 vay để thực hiện dự án khu dân cư và cụm công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn (dự án đang thực hiện) về cơ bản theo quy chế hiện hành của Ngân hàng Nhà nước… Theo Điều 4 của HĐTD số 29.07.01/HD9TD ngày 15-6-2007 giữa Cty 12 và chi nhánh Chợ Lớn: “Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và được thanh lý khi bên B hoàn trả xong cả gốc và lãi”. Hiện tại, Cty 12 vẫn chưa hoàn trả xong nợ cho chi nhánh Chợ Lớn, HĐTD chưa được thanh lý nên vẫn còn hiệu lực. Cty 12 đang gặp khó khăn trong việc trả nợ cho chi nhánh Chợ Lớn”.

Cty Thành Phát và Cty 12 là hai pháp nhân hoàn toàn độc lập. Cty 12 được thế chấp 2 dự án của Cty Thành Phát để vay tiền chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Chợ Lớn thanh toán nợ thay cho Cty Thành Phát và tiếp tục thực hiện dự án có căn cứ pháp lý là công văn chấp thuận của UBND. TP.HCM. Ở đây không phải là trường hợp đảo nợ. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp giữa 3 bên (ngân hàng, Cty Thành Phát, Cty 12) về quyền lợi và nghĩa vụ thanh toán công nợ liên quan 2 dự án đầu tư nói trên thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của tòa án. Kết luận số 40/KL-TTR2.m ngày 15-4-2009 của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiến nghị phục hồi lại nợ của Cty Thành Phát tại Ngân hàng NN&PTNT Chợ Lớn và điều chỉnh dư nợ của Cty 12 tại Ngân hàng NN&PTNT Chợ Lớn nhưng lại không kiến nghị phục hồi lại dự án cho Cty Thành Phát là hoàn toàn trái pháp luật, xâm phạm đến quyền tự định đoạt của các doanh nghiệp trong giao dịch dân sự và hoạt động đầu tư, kinh doanh.

d) Tại văn bản số 3225/NHN0-KTNB ngày 02-7-2010 của Tổng Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam gởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chánh Thanh tra Giám sát ngân hàng, về việc giải trình và đề nghị xem xét kết luận thanh tra số 40/KL-TTR2.m đối với khoản nợ của Cty Thành Phát, nội dung như sau:

“Thứ nhất: Hiện chưa có văn bản quy định cụ thể về cho vay đảo nợ, những trường hợp cụ thể vi phạm quy định này. Đối với việc cho vay Cty 12, NHNN cho vay theo đúng quy định, hồ sơ cho vay đảm bảo đúng quy định tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, có tài sản bảo đảm. Đối với Cty Thành Phát đã thu hồi nợ gốc, lãi đầy đủ, Việc thu hồi nợ của Cty Thành Phát độc lập với việc cho vay Cty 12.

Thứ hai: Việc được coi là “Đảo nợ” chỉ áp dụng trong trường hợp
khách hàng vay nợ mới để trả nợ cũ của mình tại chính ngân hàng đó hoặc ở ngân hàng khác.

Liên quan đến vụ việc tại Ngân hàng NN & PTNT Chợ Lớn, sau khi người đại diện theo pháp luật Cty Thành Phát bị khởi tố, ngày 12-6-2007 UBND TP.HCM đã có Quyết định 3508/UBND-ĐT giao cho Cty 12 được thực hiện dự án khu dân cư và cụm công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh-Hóc Môn. Thực chất Cty 12 đã nhận lại toàn bộ phần dự án đã thực hiện trước đây của Cty Thành Phát. Trên cơ sở này, theo đề nghị của Cty 12 NHNN Chợ Lớn đã cho Cty 12 vay 2 khoản vay là: Dự án khu nhà ở tại xã Đông Thạnh và dự án cụm công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh”. Như vậy, đây chỉ là sự chuyển giao việc thực hiện dự án và đương nhiên người nhận lại dự án (Cty 12) phải hoàn lại vốn mà đơn vị trước đó (Cty Thành Phát) đã thực hiện, dẫn tới hành vi thu nợ của Cty Thành Phát vì công ty này không còn được làm chủ đầu tư dự án nữa. Do vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp nhận việc thu hồi nợ Cty Thành Phát, cho vay Cty 12 không phải là việc đảo nợ.

Thứ ba: Về phía Cty Thành Phát: Đây là Cty TNHH 2 thành viên do vợ chồng bà Trần Thị Hà làm chủ, tại thời điểm đó cả hai vợ chồng bà Hà đã bị khởi tố và hiện đang bị bắt tạm giam.

Chính vì cả hai thành viên sở hữu công ty bị tạm giam nên UBND TP.HCM quyết định giao lại dự án cho Cty 12 làm chủ đầu tư để tiếp tục phát triển dự án. Việc phục hồi lại nợ không thể thực hiện được vì theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Cty Thành Phát không được tiếp tục làm chủ đầu tư dự án.

Thứ tư: Kể từ ngày kết luận Thanh tra có hiệu lực (15-4-2009) ngược lại thời điểm chuyển giao dự án giữa 2 đơn vị (15-6-2007) là 22 tháng, do thời gian dài, tài sản dự án, công nợ đã có nhiều thay đổi sau khi chủ đầu tư mới nhận lại dự án nên việc phục hồi lại nợ vay là khó khăn.

Với những khó khăn, vướng mắc trên, NHNN&PTNT Việt Nam kính trình Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước:

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra giám sát xem xét kết luận thanh tra số 40/KL-TTR2.m ngày 15-4-2009 của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chấp thuận đề nghị về việc cho vay với khách hàng trong trường hợp này không phải là đảo nợ đồng thời không phải phục hồi lại nợ cho Cty Thành Phát theo kiến nghị tại kết luận thanh tra.”

e/- Tại văn bản số 360/NHNoCL-KTKSNB ngày 06-7-2010, v/v trả lời một số vấn đề liên quan đến vụ việc của Cty Thành Phát do TAND TP.HCM yêu cầu, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT-Chi nhánh Chợ lớn đã xác định:

– Dư nợ đến ngày 17-6-2007 của Cty Thành Phát là 3.000 lượng vàng SJC và 18 tỷ đồng, đến ngày 18-6-2007 Cty Thành Phát đã tất toán số lượng nợ vàng và VNĐ này cho Ngân hàng.

– Đối với Hợp đồng vay 3.000 lượng vàng SJC, ngân hàng đã thu đủ số tiền lãi trên số dư nợ từ ngày vay đến ngày tất toán nợ (ngày 18-6-2007) là 3.619.854.700 đồng.

– Đối với hợp đồng vay 18 tỷ đồng, ngân hàng đã thu đủ số tiền lãi trên số dư nợ từ ngày vay đến ngày tất toán nợ (18-6-2007) là 2.747.040.000 đồng.

– Đối với việc phục hồi lại nợ của Cty Thành Phát theo kết luận thanh tra số 40/KL-TTR2.m ngày 15-4-2009 của Thanh tra Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thì việc phục hồi lại nợ cho Cty Thành Phát, Chi nhánh NHNN&PTNT Chợ Lớn không thể thực hiện được bởi những lý do sau:

+ Ngày 08-5-2009 trưởng Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ ký T/L
Tổng Giám đốc tại Văn bản số 2039/NHN0-KTTK của NHN0 & PTNT Việt Nam có yêu cầu Chi Nhánh NHN0 & PTNT Chợ Lớn chờ ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHN0 & PTNT Việt Nam mới được thực hiện và ngày 26-5-2009 NHN0 & PTNT Việt Nam có văn bản số 2367/NHN0-TDDN gửi Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đề nghị giải thích nội dung này và ngày 02-7-2010 NHN0 & PTNT Việt Nam có văn bản số 3225/NHN0-KTNB gửi Thống đốc NHNN Việt Nam về việc giải trình và đề nghị xem xét Kết luận Thanh tra số 40/KL-TTR2.m ngày 15-4-2009 của Thanh tra Ngân hàng Nhà Nước, do vậy Chi nhánh phải chờ Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN và NHN0 & PTNT Việt Nam mới có căn cứ để thực hiện.

+ Ngày 12-6-2007 Dự án Cụm công nghiệp và dân cư tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn do Cty Thành Phát làm chủ đầu tư được UBND TP.HCM có văn bản số  3508/UBND-ĐT chuyển đổi chủ đầu tư, giao cho Cty XD&TM 12 làm chủ đầu tư và tiếp tục thực hiện dự án như lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoàn chỉnh việc bồi thường tái định cư, lập thủ tục thu hồi, giao đất để thực hiện dự án.

+ Thực hiện việc chuyển đổi chủ  đầu tư, Cty 12 nhận lại dự án của Cty Thành Phát và đề nghị NH. Chợ Lớn tiếp tục tài trợ dự án. Ngày 18-6-2007, Chi nhánh thu nợ của Cty Thành Phát do dự án đã chuyển cho Cty 12 tiếp tục đầu tư. Từ ngày thu hết nợ (18-6-2007) đến ngày kết luận thanh tra có hiệu lực (15-4-2009) là 22 tháng, tài sản dự án, công nợ đã có nhiều thay đổi sau khi chủ đầu tư mới nhận lại dự án nên việc phục hồi lại nợ vay là khó khăn. Hơn nữa, việc phục hồi lại nợ không thể thực hiện được vì theo quyết định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền, Cty Thành Phát không được tiếp tục làm chủ đầu tư dự án.

+ Tại thời điểm kết luận thanh tra có hiệu lực (15-4-2009), người đại diện theo pháp luật của Cty Thành Phát và  thành viên thứ 2 của Cty (Cty TNHH 2 thành viên) đang bị tạm giữ  để điều tra vụ án do đó việc phục hồi lại nợ đối với Cty không thể thực hiện được.

Việc cho vay đối với Cty Thương mại 12 của ngân hàng là đảm bảo, phù hợp với quy định của NHNN và NHN0 & PTNT Việt Nam.
Theo quy định của Luật Thanh tra, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra: xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền (Điều 44 và Điều 52). Thế nhưng đến nay đã 19 tháng, kết luận của Thanh tra NH Nhà nước Việt Nam không thể nào thực hiện được!

Rõ ràng, kết luận số 40/KL-TTR2.m ngày 15-4-2009 của Thanh tra NH Nhà nước về việc phục hồi nợ của Cty Thành Phát chẳng những vi phạm Luật Thanh tra, Bộ Luật tố tụng Hình sự như đã phân tích trên, mà còn không phù hợp thực tế nên đến nay không thể thực hiện được. Sự thực đến thời điểm 18-6-2007 Cty Thành Phát không còn nợ ngân hàng nên việc quy kết của cáo trạng là hoàn toàn không có căn cứ.

3/- Về việc chuyển giao dự án cho Cty TNHH XD&TM 12

Theo Luật Đất đai, Điều 38 – các trường hợp thu hồi đất- tại khoản 12 quy định: “Đất được Nhà Nước giao, cho thuê để thực hiện
dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng”.
Đối chiếu với quy định này, dự án của Cty Thành Phát cũng không thuộc trường hợp bị thu hồi. Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND huyện Hóc Môn không hề có văn bản đề nghị thu hồi. Tuy nhiên, theo kiến nghị của CQĐT, ngày 15-12-2006 UBND TP.HCM lại ra Quyết định số 5796/QĐ-UBND thu hồi toàn bộ diện tích đất dự án đã đầu tư của Cty Thành Phát. Nếu cho rằng việc thu hồi này là cần thiết đi nữa, thì tại khoản 4 Điều 43 Luật Đất đai có quy định: Chính phủ quy định việc xử lý đối với tiền sử dụng đất, tài sản đã đầu tư trên đất trong trường hợp thu hồi đất tại khoản 12 Điều 38 Bộ Luật này. Nghị định số 181/2006/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ, về thi hành Luật Đất đai, tại Điều 35 về xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất trong trường hợp thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 Luật Đất đai quy định:

+ Khoản 1: UBND có thẩm quyền thu hồi đất thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị còn lại của tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với trường hợp tiền sử dụng đất, tiền đầu tư trên đất không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước,  giá trị còn lại đó thuộc sở hữu người bị thu hồi đất.

+ Khoản 2: Phần giá trị còn lại của tiền sử dụng đất, tài sản đã đầu tư trên đất thuộc sở hữu của người bị thu hồi đất được giải quyết theo quy định sau:

Điểm a: Trường hợp đất bị thu hồi thuộc khu vực đô thị hoặc khu vực quy hoạch phát triển đô thị mà giao cho tổ chức phát triển quỹ đất thì tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm trả cho người bị thu hồi đất; ở những nơi chưa có tổ chức phát triển quỹ đất thì do ngân sách của cấp quản lý đất sau khi thu hồi trả cho người bị thu hồi đất.
Điểm c: Trường hợp đất bị thu hồi được Nhà nước giao cho người khác, thì người được giao đất có trách nhiệm trả cho người bị thu hồi đất.

+ Khoản 5: Trường hợp thu hồi đất mà người bị thu hồi đất đã thế chấp bằng QSDĐ thì quyền lợi của người nhận thế chấp được giải quyết theo Điều 65 Nghị định này.
Điều 65 quy định về xử lý quyền sử dụng đất đang thế chấp khi Nhà Nước thu hồi đất như sau:

+ Khoản 3: Đất đang thế chấp mà thuộc trường hợp bị thu hồi theo quy định tại Điều 38 Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất; Hợp đồng thế chấp bị chấm dứt. Bên thế chấp phải hoàn trả khoản vay cho bên nhận thế chấp theo quy định của pháp luật về dân sự (điểm a).

Căn cứ các quy định trên đây, để giải quyết hậu quả của Quyết định thu hồi đất số 5796/QĐ-UBND ngày 15-12-2006, chỉ có 2 giải pháp:

– UBND TP.HCM xuất tiền ngân sách Nhà nước trả lại cho Cty Thành Phát để Cty Thành Phát trả nợ vay ngân hàng. Giải pháp này không thể thực hiện được vì đây là đất dự án do Cty Thành Phát chuyển nhượng lại của dân.

– Giao lại cho đơn vị khác tiếp tục đầu tư, đơn vị này có trách nhiệm hoàn trả lại giá trị đầu tư cho Cty Thành Phát, để Cty Thành Phát trả nợ ngân hàng. Đây là giải pháp duy nhất và trình tự thủ tục để UBND TP chuyển giao dự án cho Cty TNHH XD&TM 12 đã được thực hiện như sau:

* Ngày 17-01-2007, Cty TNHH XD&TM 12 có tờ trình số 25/TT-CT xin được nhận 2 dự án của Cty TNHH Thành Phát và cam kết có trách nhiệm nhận nợ hoặc thanh toán cho ngân hàng đối với khoản nợ mà Cty Thành Phát còn nợ Chi nhánh NHNN & PTNT Chợ Lớn.

* Ngày 13-02-2007 NHNN Việt Nam-Chi nhánh TP.HCM có văn bản số 207/NHNN-HCM08 đề nghị UBND TP.HCM chuyển giao dự án cho doanh nghiệp có đủ uy tín, có khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện dự án hoàn trả vốn ngân hàng.

* Ngày 12-3-2007, UBND TP.HCM có văn bản số 1419//UBND-ĐT về dự án Cụm công nghiệp và dân cư của Cty TNHH XDTMKD nhà Thành Phát tại huyện Hóc Môn, nội dung như sau: “Giao Sở KHĐT chủ trì phối hợp với Sở TNMT làm việc với Cty TNHH XD&TM 12 và các đơn vị có liên quan, yêu cầu Cty có văn bản cam kết thực hiện nhanh dự án theo quy hoạch được duyệt, xem xét thẩm định năng lực tài chính, năng lực thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ đầu tư theo quy định để đề xuất, trình UBND xem xét, thời gian thực hiện trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn này.”

* Ngày 21-5-2007, Sở KHĐT có văn bản số 2724/SKHĐT-KT gởi UBND TP HCM với ý kiến đề xuất như sau:

“+Về sự cần thiết thay đổi chủ đầu tư của dự án: do Công ty Thành Phát vi phạm pháp luật, kéo dài thời gian thực hiện dự án dẫn đến cấp thẩm quyền hủy bỏ các quyết định giao đất cho Công ty Thành Phát và chuyển đổi chủ đầu tư mới cho dự án là cần thiết.

+ Về năng lực tài chính và tư cách pháp nhân của chủ đầu tư:

-> Công ty TNHH XDTM 12 đã được Ngân hàng NNPTNT-Chi nhánh Chợ Lớn có chứng thư số 937/NHN0CL ngày 04-4-2007 chấp thuận đầu tư tài chính để thực hiện dự án Cụm công nghiệp và dân cư tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn theo 2 giai đoạn.

-> Chủ đầu tư đã có cam kết thực hiện nhanh dự án và đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch được phê duyệt.

+ Về thẩm quyền quyết định đầu tư dự án: dự án do chủ đầu tư tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định hiện hành (do dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước).

Từ các phân tích trên, về cơ bản Cty TNHH XD&TM 12 có đủ năng lực tài chính thực hiện dự án cụm công nghiệp và dân cư tại xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn. Sở KH&ĐT kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương giao cho Công TNHH XD&TM 12 làm chủ đầu tư dự án cụm công nghiệp và dân cư tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.”

* Ngày 12-6-2007, UBND TP.HCM ban hành văn bản số 3508/UBND-ĐT chấp thuận đề xuất của Sở KH&ĐT tại công văn 2724/SKHĐT-KT nêu trên về giao cho Cty TNHH XD&TM 12 làm chủ đầu tư dự án thay cho Cty TNHH XDTMKD nhà Thành Phát.

* Từ các căn cứ nêu trên, ngày 15-6-2007 Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Chợ Lớn ký các Hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay cho Cty TNHH XD&TM 12 vay để trả nợ thay cho Cty TNHH Thành Phát và tiếp tục đầu tư 2 dự án nói trên. Việc làm này là cần thiết, nhằm khắc phục hậu quả của Quyết định thu hồi đất số 5796/QĐ-UBND ngày 15-12-2006 của UBND TP.HCM, hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật về đất đai – đầu tư – dân sự; ý kiến của Ngân hàng NN Chi nhánh TP.HCM tại văn bản số 207/NHNN-HCM-08 ngày 13-02-2007 (đề nghị chuyển giao dự án cho doanh nghiệp khác tiếp tục thực hiện để hoàn trả vốn cho ngân hàng) và chủ trương của UBND TP.HCM tại văn bản số 1419/UBND-ĐT ngày 12-3-2007 ghi rõ: “Xét… văn bản số 819/NHN0CL-TP ngày 20-01-2007 của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Chợ Lớn về chuyển giao dự án của Cty TNHH Thành Phát cho Cty TNHH XD&TM 12 thực hiện; đề nghị của Cty TNHH XD&TM 12 về xin nhận thực hiện dự án của Cty TNHH Thành Phát tại văn bản số 25/TT-CT ngày 17-01-2007.”

4/-Về giá trị tài sản thế chấp

Quyết định trưng cầu giám định bổ sung số 133-33/QĐ-PC15(Đ8)
ngày 18-01-2010 của Cơ quan CSĐT, trưng cầu Chi nhánh Miền Nam-Cty CP. Định giá và Dịch vụ tài chính VN giám định diện tích 79.652m2 đất theo 33 Giấy CNQSDĐ của các hộ dân có giá trị là bao nhiêu tiền theo giá thị trường. Loại đất theo 33 Giấy CNQSD đất này là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm.

Trong khi đó, toàn bộ diện tích đất này đã không còn là đất nông nghiệp của các hộ dân, vì đã được chuyển nhượng cho Cty Thành Phát, Cty Thành Phát đã đền bù giải tỏa, nộp thuế chuyển QSDĐ, tiền chuyển mục đích sử dụng đất… đã được UBND TP.HCM có Quyết định  cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng khu dân cư và cụm công nghiệp, đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.

Luật Đất đai năm 2003 quy định:

– Căn cứ để xác định loại đất trên thực địa: Việc xác định loại đất trên thực địa căn cứ theo Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (khoản 2 Điều 14).

– Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đất được áp dụng theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất (khoản 3 Điều 36).
Nghị định số 16/205/NĐ-CP ngày 07-02-2005 của Chính phủ, về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, tại Điều 17 khoản 1 điểm c quy định: trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 đã được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ các quy định nói trên, đất của 2 dự án của Cty Thành Phát đã là đất xây dựng, Cty Thành Phát có thể khởi công xây dựng công trình trước khi được cấp giấy phép xây dựng. Do đó, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung và kết quả định giá 56.251.198.000 đồng theo báo cáo định giá số 17/10/CT-ĐG-MN ngày 27-01-2010 của Cty CP Định giá & Dịch vụ tài chính Việt Nam-Chi nhánh Miền Nam là không phù hợp pháp luật và thực tế nên không có giá trị pháp lý.

Tại văn bản số 240/NHN0CL-KTKSNB ngày 11-5-2010, trả lời đề nghị của VPLS chúng tôi, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Chợ Lớn đã xác nhận: “Thực hiện chỉ đạo của Thanh tra, Giám sát NH Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh NH NN&PTNT Chợ Lớn đã ký hợp đồng thẩm định giá số 571A/2009/HĐDV-DCSC92) ngày 24-8-2009 với Cty CP Tư vấn dịch vụ về tài sản-bất động sản DATC, và đã có chứng thư kết quả thẩm định giá số 833/CT-DSCS(2) ngày 07/10/2009, theo kết quả thẩm định giá thì giá trị tài sản của dự án này là đủ đảm bảo số nợ của ngân hàng.” Theo chứng thư kết quả thẩm định giá nói trên thì “Tổng giá trị quyền sử dụng đất của Dự án khu công nghiệp sạch xen cài dân cư tại ấp 6 xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn TP.HCM tại thời điểm thẩm định giá (làm tròn số) là 225.850.000.000 đồng”.

III/- KIẾN NGHỊ

Từ những phân tích trên cho thấy Trần Văn Tuyến không vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
Cty Thành Phát đã không còn nợ Ngân hàng NN&PTNT Chi Nhánh Chợ Lớn từ 18-6-2007, NH không bị thiệt hại gì trong việc cho Cty Thành Phát vay để đầu tư vào 02 dự án. Điều này cũng đã được đại diện Ngân hàng NN&PTNT xác nhận bằng văn bản và tại phiên tòa. CQĐT khởi tố và VKS truy tố Trần Văn Tuyến là căn cứ Quyết định thu hồi đất số 5796/QĐ-UBND ngày 15-12-2006 của UBND TP.HCM và kết luận thanh tra số 40/KL-TTR2.m ngày 15-4-2009 của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiến nghị phục hồi nợ của Cty Thành Phát. Bản thân kiến nghị này của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước mâu thuẫn với Quyết định của UBND TP.HCM, không phù hợp quy định pháp luật và thực tế không thể nào thực hiện được. Hậu quả của quyết định thu hồi đất số 5796/QĐ-UBND ngày 15-12-2006 của UBND TP.HCM đã được khắc phục. Do đó, không có căn cứ để qui kết Trần Văn Tuyến phạm tội.

Vì vậy, căn cứ khoản 2 Điều 107, khoản 1 Điều 227 Bộ Luật tố tụng Hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố Trần Văn Tuyến không phạm tội và trả tự do cho bị cáo  ngay tại phiên tòa.

Trân trọng cảm ơn Quý Tòa, Quý Viện.

Người bào chữa
Luật sư Nguyễn Văn Trung

Xếp hạng
5/5

Chia sẻ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Share on tumblr

Tư vấn trực tuyến

Bài viết liên quan

Thủ tục khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các bước sau: Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Giải đáp thắc mắc

Làm gì khi bị lừa đảo qua mạng

Luật sư tư vấn khi bị lừa đảo quan mạng, bạn cần bình tĩnh và thực hiện các bước sau: Dừng ngay việc gửi tiền hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào khác theo yêu cầu của kẻ lừa đảo. Chặn tất cả các liên lạc từ kẻ lừa

Xem chi tiết »

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc – Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long

Công ty luật chuyên:

Hình sự – Thu hồi nợ – Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.

  • Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109Email: dragonlawfirm@gmail.com

Hệ thống Website:

#luatsubaochua, #luatsutranhtung, #luatsuhinhsu, #luatsugioibaochua, #luatsubaochuahanoi, #luatsubaochuahaiphong

Điều luật tham khảo

Văn bản luật

Thủ tục liên quan đến thuê luật sư

Chi phí thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự

Luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, những người có quyền nhờ luật sư bào chữa bao gồm:

  • Người bị bắt.
  • Người bị tạm giữ.
  • Bị can.
  • Bị cáo.
  • Bị hại.
  • Nguyên đơn dân sự.
  • Bị đơn dân sự.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Ngoài những đối tượng trên, theo quy định tại Điều 27 Luật Hình sự năm 2012, người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội cũng có quyền được nhờ luật sư bào chữa cho người bị buộc tội.

Quá trình tố tụng bắt đầu từ giai đoạn điều tra – truy tố – xét xử – thi hành án. Bất kể một cá nhân, đại diện, tổ chức nào ngay khi nhận được giấy mời, giấy triệu tập của cơ quan điều tra hoặc tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tố tụng nêu trên đều có quyền và cần thiết phải nhờ sự hỗ trợ của luật sư.

Tuy nhiên, vì quá trình tố tụng kéo dài đói hỏi người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ phải là người đồng hành cùng thân chủ trong xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Do đó, thời điểm tốt nhất để có thể nhờ luật sư bào chữa là ngay khi nhận được giấy triệu tập từ cơ quan điều tra. Vì, khi đó, luật sư có thể can thiệp pháp lý và bảo vệ cho thân chủ ngay từ giai đoạn đầu tiên.

Luật sư hình sự sẽ giúp ích gì cho bạn?

Luật sư hình sự tham gia vào vụ án hình sự trong suốt quá trình tố tụng từ sơ thẩm đến phúc thẩm hoặc có thể trong giai đoạn tái phẩm hoặc giám đốc thẩm với vai trò là người được nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự ủy quyền tham gia vụ án hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.

Tham gia vào ngay từ giai đoạn xác minh ban đầu, khi có giấy triệu tập và trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, luật sư hình sự có những nhiệm vụ sau:

  • Nghiên cứu, xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật để bảo vệ thân chủ. Đây là một trong những quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
  • Đóng vai trò là người bảo vệ cho thân chủ tại những phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Giúp phiên tòa có cái nhìn khách quan hơn về động cơ, hoàn cảnh của thân chủ.
  • Luật sư hình sự là người am hiểu pháp luật, vận dụng những kỹ năng của một người luật sư, linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình.
  • Luật sư hình sự sẽ là người tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.

Vì sao bị can/bi cáo nên nhờ/thuê luật sư hình sự ngay từ ban đầu?

  • Từ khi bị triệu tập, nghi vấn phạm tội: có thể thuê luật sư ngay từ đầu để bảo vệ quyền lợi, có thể bị hình sự hóa trong quan hệ hình sự trong quá trình điều tra xét xử.
  • Giai đoạn tạm giam điều tra: Luật sư tiếp xúc trực tiếp với bị can/thân chủ hỏi cung, đối chất, đề xuất, kiến nghị tới cơ quan tiến hành tố tụng, yêu cầu họ thực hiện đúng quy định pháp luật để bảo cho thân chủ.
  • Tham gia bảo vệ (bào chữa) cho thân chủ tại những phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Giúp phiên tòa có cái nhìn khách quan hơn về động cơ, hoàn cảnh của thân chủ.
  • Luật sư hình sự là người am hiểu pháp luật, vận dụng những kỹ năng của một người luật sư, linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, tranh tụng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình.
  • Luật sư hình sự sẽ là người tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.

Đối với người bị hại thì Luật sư hình sự sẽ giúp ích những gì?

  • Luật sư thu thập chứng cứ
  • Tư vấn pháp luật hình sự cho người bị hại hiểu được hành vi của bi can/bị cáo biết được tội danh mà cơ quan điều tra khởi tố với người phạm tội đã đúng hay chưa
  • Giúp cho người bị hại soạn thảo các đơn từ kiến nghị để việc khởi tố/truy tố đối với bị can gây ra thương tích, gây ra thiệt hại cho người bị hại là “đúng người đúng tội”
  • Vấn đề về bồi thường: Luật sư tư vấn soạn thảo tính toán mức bồi thường để đưa ra yêu cầu xém xét bồi thường.

Tiêu chí để lựa chọn dịch vụ luật sư hình sự là gì?

Thông thường, mọi người có xu hướng lựa chọn luật sư thông qua quen biết vì cho rằng luật sư thông qua quen biết sẽ có độ tín nhiệm cao hơn hoặc là và có thể “nhờ vả” được. vậy đây có phải là một tiêu chí để lựa chọn luật sư?

Theo quy định tại quy tắc số 5 Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ của liên đoàn luật sư Việt Nam về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì một trong những quy tắc hành nghề chính là bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, đây là một trong những quy tắc mà bất kì luật sư nào cũng thuộc nằm lòng.

Hơn nữa, hiện nay cuộc cách mạng cải cách tư pháp đã loại bỏ rất nhiều tiêu cực trong hoạt động tố tụng, quá trình xét xử, theo thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quá trình xét xử phải được ghi âm ghi hình đảm bảo sự minh bạch rõ ràng tránh những hoạt động, hành vi tiêu cực trong xét xử.

Bất kỳ luật sư nào cũng có nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho thân chủ của mình, và quy trình hoạt động tố tụng cũng đã được quy định chặt chẽ hơn, các hoạt động tiêu cực cũng từ đó bị triệt tiêu dần. Do đó, yếu tố người thân người quen không phải là một trong những yếu tố, tiêu chí để lựa chọn luật sư, mà tiêu chí để lựa chọn luật sư bao gồm những tiêu chí sau:

  • Luật sư có chuyên môn trong lĩnh vực hình sự, đây là một yếu tố quan trọng của một luật sư hình sự vì phải hiểu rõ lý luận pháp luật, cập nhật thường xuyên những thay đổi của pháp luật, am hiểu cơ chế hoạt động điều tra thì mới có thể bảo vệ tốt cho thân chủ của mình.
  • Luật sư có kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng hình sự, trong thực tiễn và tham gia tố tụng trong nhiều vụ án vì càng tham gia nhiều vụ án thì càng tích lũy được nhiều bản lĩnh, kinh nghiệm thâm niên lâu có thể giải quyết được không chỉ những vấn đề pháp luật mà vấn đề quan hệ với các cơ quan tố tụng, cơ quan điều tra.
  • Thấu hiểu hoàn cảnh, động cơ, lý do, hoàn cảnh của thân chủ ví dụ như: do hoàn cảnh khó khăn, do nền tảng gia đình không tốt, do rơi vào tình thế bắt buộc, … từ đó mới xây dựng được phương án, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho thân chủ.
  • Chi phí dịch vụ luật sư, tùy vào từng trường hợp, vụ việc cụ thể chi phí luật sư sẽ khác nhau, có những vụ án có tính chất phức tạp, thì ngoài chi phí luật sư còn nhiều chi phí khác như chi phí giám định thương tích thương tật, giám định tự thi, chi phí dựng hiện trường, … Do đó, Tùy vào từng vụ việc cụ thể và hoàn cảnh của thân chủ để đưa ra mức phí phù hợp.

Phí dịch vụ luật sư hình sự được tính như thế nào?

Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư phải thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng, tuy nhiên, vì tính chất nhạy cảm của vụ án hình sự, chi phí dịch vụ hình sự không giống như các chi phí dịch vụ luật sư khác, không có mức phí cố định, rõ ràng.

Như đã đề cập ở trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể của vụ việc mà phí dịch vụ luật sư sẽ khác nhau. Chi phí luật sư trong vụ án hình sự rất phức tạp, tùy vào từng sự việc, luật sư đưa ra mức chi phí cụ thể, do đó, quý khách hàng cần phải gặp trực tiếp với luật sư của công ty luật để có thể trao đổi và đánh giá tính phức tạp của vụ việc mới có thể đưa ra được mức phí phù hợp

Ngoài chi phí dịch vụ luật sư, còn có những khoản phí riêng khác, không nằm trong chi phí dịch vụ luật sư như:

  • Chi phí giám định thương tật
  • Chi phí cho người làm chứng
  • Chi phí bồi thường dân sự

Có cam kết kết quả trong vụ án hình sự không?

Công ty luật Dragon của chúng tôi đảm bảo thực hiện công việc theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định và đảm bảo tuân thủ đúng 27 quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội Đồng luật sư toàn quốc.

Công ty chúng tôi luôn đặt quyền lợi khách hàng lên đầu, cam kết giữ bí mật những thông tin liên quan đến khách hàng, đem những hiểu biết, kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng hình sự, sự tận tâm, nhiệt tình của mình đến cho khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài giới thiệu dịch vụ luật sư hình sự và hướng dẫn cách chọn luật sư hình sự. Quý khách hàng nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự của công ty chúng tôi hoặc có thắc mắc về chính sách dịch vụ luật sư của công ty vui lòng liên hệ hotline 098.301.9109 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Luật Dragon nhận hỗ trợ “tư vấn” trực tuyến 24/24 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: congtyluatdragon@gmail.com
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Dragon
  • CÔNG TY LUẬT DRAGON

    LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH!

    TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY LUẬT DRAGON:

    Add: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, Lô 9E, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Tel: 1900. 599. 979

    VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN LUẬT SƯ TẠI QUẬN LONG BIÊN:

    Add: Số 24 ngách 29 Phố Trạm phường Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

    Tel : 1900. 599. 979

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI HẢI PHÒNG:

    Add: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm,Quận Hải An, Hải Phòng.

    Tel : 1900. 599. 979

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI TP HCM:

    Tel : 1900. 599. 979

    =====================

    BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY LUẬT DRAGON:

    Luật Sư Nguyễn Minh Long

    Điện Thoại: 098.301.9109

    Email: dragonlawfirm@gmail.com

Quy trình giải quyết vụ án hình sự

Từ khóa: thuê luật sư vụ án hình sự,Giá thuê luật sư,Chi phí thuê luật sư vụ án hình sự,Có nên thuê luật sư,Chi phí thuê luật sư có được bồi thường,Hợp đồng thuê luật sư,Chi phí thuê luật sư bào chữa, chi phí thuê luật sư bào chữa

Luật sư bào chữa giỏi tại Hải Phòng

Xã hội càng phát triển, nghề luật sư càng có vai trò quan trọng. Hằng ngày, nhiều tranh chấp, kiện tụng phát sinh và luật sư phải đứng ra tranh đấu để bảo vệ lẽ phải, công lý.

Bảo vệ lẽ phải

Luật sư Nguyễn Minh Long ở Văn phòng luật sư Dragon (Chi nhánh Hải Phòng) đã có gần 10 năm gắn bó với nghề. Giống như nhiều đồng nghiệp khác, công việc trong ngày của anh khá bận rộn và luôn phải di chuyển. Từ việc xếp lịch gặp khách hàng, lịch làm việc tại tòa án, đi thu thập chứng cứ… đều được anh thực hiện một cách cẩn trọng. Nhiều khi các luật sư còn trở thành chuyên gia tâm lý giúp thân chủ và người nhà yên tâm, tin tưởng vào lẽ phải.

Luật sư Long cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ công lý và lẽ phải. Vì vậy, mỗi vụ việc đều phải được tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, chính xác, mất nhiều thời gian, công sức. Chỉ cần một sai sót cũng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường”.

Giữ tâm trong sáng

Luật sư Long chia sẻ, hơn 10 năm gần đây, xã hội, con người có nhiều thay đổi, phát sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp. Các vụ án liên quan đến kinh tế, hình sự, tranh chấp đất đai, hôn nhân – gia đình xảy ra nhiều hơn, phức tạp hơn. Vì thế, công việc của giới luật sư cũng vất vả gấp nhiều lần. Tuy nhiên, anh quan niệm phải luôn giữ tâm trong sáng để mỗi vụ việc đều được xử lý chính xác, theo đúng pháp luật. Nhiều lúc, các luật sư còn trở thành chuyên gia tư vấn  miễn phí.

Năm 2012, luật sư Long nhận tư vấn thủ tục ly hôn cho một phụ nữ ngoài 50 tuổi ở Quận Hồng Bàng. Do người chồng làm thợ xây nên hay đi nhiều nơi, có quan hệ phức tạp, về nhà thường chửi mắng vợ con. Không chịu nổi tình cảnh này, người vợ quyết định ly hôn. Qua tiếp xúc và tìm hiểu câu chuyện, anh Phán nhận thấy vẫn có cơ hội cứu vãn cuộc hôn nhân này. Bằng vốn kinh nghiệm qua từng vụ án và đời sống thường ngày, anh phân tích, giảng giải để người phụ nữ kia hiểu được điều hơn, thiệt. Lúc đầu, người phụ nữ này không nghe mà cương quyết đưa chồng ra tòa. Tuy nhiên, sau nhiều lần tiếp xúc, động viên, phân giải, họ đã chữa lành được vết thương, bỏ qua những lỗi lầm để hàn gắn trở lại.

Một số người vẫn hay nghĩ luật sư là nghề có nhiều quan hệ, kiếm được nhiều tiền nhưng thực tế những khó khăn, vất vả chỉ có người trong nghề mới hiểu hết. Để có thể trở thành một luật sư phải trải qua một thời gian dài học tập và đào tạo. Theo quy định, ngoài tấm bằng cử nhân, luật sư phải qua lớp đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư, thời gian tập sự và thi qua kỳ thi kết thúc tập sự. Thời gian này tối thiểu là 6 năm hoặc có thể kéo dài hơn. Có người theo đuổi cả chục năm mới trở thành một luật sư.

Luật sư Long cho biết: “Công việc vất vả lắm nhưng thu nhập của anh em luật sư cũng chỉ đủ sống. Nhiều khi gặp trường hợp khó khăn, người cao tuổi, gia đình chính sách, chúng tôi chỉ làm giúp chứ không nhận phí. Gặp người tốt, sau khi tư vấn hay hoàn tất vụ việc thì họ đến có lời cảm ơn. Nhưng cũng có trường hợp mình thấy vấn đề của họ khiếu nại là sai, phân tích để nhận ra lẽ phải thì họ phản ứng ra mặt, thậm chí còn có những lời nói không đúng mực. Dù vậy, chúng tôi vẫn luôn giữ vững cái tâm với nghề”.

Công việc vất vả nên không phải ai cũng gắn bó được với nghề. Vì thế, người trẻ thường ít chọn học luật và đầu tư thời gian, chất xám để trở thành luật sư. Hiện nay, Hải Phòng có hơn 100 luật sư đang hành nghề, trong đó có khoảng 30 người là người cao tuổi, đã nghỉ hưu. Chỉ có tình yêu nghề mới giúp họ gắn bó với nghề luật sư trong thời gian dài. Mặc dù khó khăn là thế nhưng các luật sư như anh Long  luôn tin rằng nghề luật sư sẽ có triển vọng trong tương lai vì góp phần bảo đảm công bằng xã hội.

Văn phòng luật sư Dragon Hải Phòng

Khi nào cần thuê luật sư bào chữa

Thuê luật sư là việc người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị buộc tội, bị can, bị cáo và người thân thích của họ là cha, mẹ, vợ, con, ông, bà… thuê luật sư bào chữa cho trường hợp của gia đình nhà mình

Vai trò của Luật sư, luật sư tham gia vụ án hình sự với vai trò là người bào chữa, khi thực hiện bào chữa cho người bị buộc tội, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong tất cả các giai đoạn từ Điều tra vụ án, khởi tố vụ án, Truy tố vụ án và xét xử vụ án, luật sư sẽ thực hiện các quyền bào chữa để bảo chữa cho các bị can, bị cáo.

Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt là trường hợp người bị tình nghi hay còn gọi là nghi can có thể bị bắt quả tang hoặc bị tạm giữ song bắt hoặc bị mời về làm việc tại trụ sở cơ quan điều tra song bắt, trong tường hợp này người bị bắt có quyền thuê luật sư để bào chữa cho mình. Việc luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn này là hết sức cần thiết vì tham gia ngay từ ban đầu sẽ bảo đảm được quyền của người bị bắt cũng như làm sáng tỏ các sự kiện khách quan của vụ án

Thuê luật sư bảo chữa cho bị can khi phạm tội Khi một ai đó có hành vi phạm tội đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan Công an khởi tố vụ án và khởi tố bị can, lúc đó người bị khởi tố trở thành bị can và có quyền mời luật sư bào chữa cho mình để tham gia vào vụ án. Luật sư khi tham gia bào chữa cho bị can sẽ giúp đỡ bị can về mặt pháp luật, sử dụng các biện pháp cần thiết và hợp pháp để bảo vệ bị can. Quá trình bào chữa của luật sư cho bị can từ khi bị mời lên làm việc, khi bị khởi tố tại cơ quan Điều tra, khi bị Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền truy tố bị can bằng Bản cáo trạng và cho đến khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. nói như vậy không có nghĩa là luật sư sẽ chấm dứt tư cách bào chữa cho bị can mà tư cách của bị can được chuyển sang thành tư cách Bị cáo.

Thuê luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa: Khi một bị can hay người bị buộc tội bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì lúc đó được chuyển sang một tư cách mới là tư cách bị cáo, Luật sư người bào chữa tiếp tục bào chữa cho bị cáo trong toàn bộ quá trình xét xử vụ án ở giai đoạn sơ thẩm hoặc phúc thẩm nếu bị cáo có kháng cáo và tiếp tục mời luật sư bào chữa cho mình. Luật sư bào chữa cho bị cáo có những quyền và nghĩa vụ nhất định, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cũng như trao đổi với bị cáo để sao cho bào chữa cho bị cáo được tốt nhất.

Thuê luật sư tham gia vụ án hình sự là trường hợp đã xác định một vụ án hình sự, vụ án có thể hình thành từ giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành điều tra hoặc có thể vụ án đã được Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành xem xét truy tố ra tòa án và cũng có thể vụ án đã được tòa án chuẩn bị đưa ra xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm. Luật sư tham gia vào vụ án hình sự sẽ thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của người bào chữa để nghiên cứu hồ sơ và bào chữa cho người được bào chữa.

Thuê luật sư bảo vệ cho người bị hại trong vụ án hình sự: Trong vụ án hình sự liên quan đến thiệt hại luật sư sẽ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, tham gia và các giai đoạn tố tụng tại Cơ quan Điều tra, Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án; sao chụp hồ sơ tài liệu, thu thập chứng cứ và đưa ra cũng như bảo vệ các yêu cầu về bồi thường thiệt hịa cho người bị hại. Trong quá trình tranh tụ tại Tòa án, Luật sư sẽ phát biểu quản điểm luận tội đối với các bị cáo đã gây ra cho bị hại; nếu vụ án cần phải kháng cáo luật sư sẽ giúp bị hại thực hiện việc kháng cáo bản án theo quy định.

Thuê luật sư bào chữa cho người chưa thành niên, người chưa thành niên khi phạm tội là người dưới 18 tuổi, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì đây là những người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (14 tuổi) nhưng chưa thành niên (dưới 18 tuổi) khi phạm tội thì bắt buộc phải có luật sư. Thông thường bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp hay người giám hộ sẽ thuê luật sư bào chữa. Trường hợp không thể có điều kiện thuê luật sư thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định luật sư bào chữa. Đây là quyền cơ bản của người dưới thành niên để có thể bào chữa cho hộ được tốt nhất.

Luật sư bào chữa để trả hồ sơ điều tra bổ sung là trường hợp luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và vào từng giai đoạn cụ thể có thể là giai đoạn truy tố tại Viện kiểm sát, Luật sư kiến nghị việc trả hồ sơ cho cơ quan Điều tra để tiến hành điều tra bổ sung hoặc sau khi Viện kiểm sát đã quyết định truy tố bằng Bản cáo trạng ra Tòa án có thẩm quyền thì Luật sư kiến nghị Thẩm phán thụ lý vụ án ra Quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung hoặc Tại phiên tòa luật sư bào chữa để Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Giai đoạn mà luật sư có quyền tham gia theo quy định tại Bộ luật TTHS, Luật Luật sư và các văn bản pháp luật liên quan, cụ thể:

I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia

Theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:

“a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.”

Bên cạnh đó, Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:

“Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.”

Căn cứ những quy định trên, luật sư có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho em bạn khi em bạn hoặc gia đình bạn có giấy mời luật sư sau đó Luật sư sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS và những văn bản có liên quan.

II. Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định cụ thể tại Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“1. Người bào chữa có quyền:

a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng văn bản pháp luật theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:

1.  Luật sư;

2.  Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

3.  Bào chữa viên nhân dân.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 58 BLTTHS có quy định: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Căn cứ những quy định trên, luật sư có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho em bạn khi em bạn hoặc gia đình bạn có giấy mời luật sư sau đó Luật sư sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS và những văn bản có liên quan.

II. Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư (người bào chữa) có quyền:

1.  Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

2.  Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

3.  Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

4.  Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

5.  Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

6.  Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

7.  Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

8.  Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

9.  Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Thuê luật sư bào chữa hình sự ở Hà Nội

Gọi cho một luật sư chuyên hình sự tại Hà Nội : 1900. 599. 979

Bạn đã bị buộc tội về một tội ác mà bạn đã không phạm phải và tìm kiếm công lý nhanh chóng và không bị tổn thương trong khi duy trì danh dự và nhân phẩm của bạn? Hoặc, có lẽ bạn đã là nạn nhân của một tội ác và tìm kiếm sự trừng phạt hợp pháp đối với những người đã làm hại bạn hoặc gia đình bạn. Bạn thậm chí có thể tự mình phạm tội và mong muốn giải quyết tốt nhất có thể. Bất kể nguyên nhân hay động cơ, Văn phòng Luật sư Dragon sẽ tạo điều kiện cho công lý nhanh chóng và phù hợp cho các khách hàng tại Hà Nội và Hải Phòng của chúng tôi để họ nhận được phán quyết tốt nhất có thể.

Đó là, nếu bạn đã bị nhà nước buộc tội theo bộ luật hình sự, bắt buộc phải xuất hiện trước cơ quan quản lý hoặc muốn kháng cáo quyết định, Văn phòng Luật sư Dragon sẽ luôn cung cấp cho bạn sự hài lòng hoàn toàn. Hơn nữa, chúng tôi tính phí trên cơ sở lãi suất cố định để bạn nhận thức đầy đủ về các khoản chi tiêu trước khi chúng tôi thực hiện trường hợp của bạn. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về các cáo buộc ẩn hoặc những bất ngờ khó chịu khác trước và sau khi phán quyết được đưa ra.

Hơn nữa, Văn phòng Luật sư Dragon sẽ luôn bảo vệ bạn một cách trung thực và đạo đức. Chúng tôi sẽ sử dụng mọi phương tiện theo ý của chúng tôi để đảm bảo rằng công lý được đáp ứng và bạn sẽ nhận được phán quyết tốt nhất có thể, đưa ra bằng chứng. Văn phòng luật sư Dragon cũng sẽ tham khảo đầy đủ với bạn về các tùy chọn có sẵn và đề xuất lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu duy nhất của bạn. Đó là, chúng tôi luôn đặt lợi ích tốt nhất của bạn lên hàng đầu và sẽ thực hiện các bước chủ động để vượt ra ngoài sự đại diện đơn thuần.

Ví dụ, các luật sư hình sự tại Hà Nội của chúng tôi được yêu cầu đăng ký vào các chương trình sáng kiến ​​giáo dục thường xuyên để họ cập nhật kiến thức hiểu biết hệ thống pháp lý – và tất cả các sắc thái của nó – một cách triệt để. Chúng tôi cũng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để đảm bảo rằng kiến ​​thức về các đạo luật pháp lý của chúng tôi luôn cập nhật và chính xác.

Do đó, nếu bạn đã bị buộc tội hoặc là nạn nhân của tội phạm, bạn sẽ cần một luật sư pháp lý tốt nhất để đưa ra phán quyết mà bạn mong muốn. Các công tố viên và luật sư hình sự tận tâm, có kinh nghiệm và có trình độ học vấn cao của chúng tôi có một hồ sơ theo dõi thành công đã được chứng minh và có khả năng sẽ tạo điều kiện cho bản án mà bạn và gia đình bạn mong muốn. Hơn nữa, chúng tôi đã xử lý các vụ án hình sự từ rửa tiền đến giết người hàng loạt. Do đó, không có vụ án hình sự nào ở Hà Nội quá tầm thường hay khó khăn đối với các luật sư hình sự tại Văn phòng Luật sư Dragon.

Hãy cho chúng tôi về trường hợp hay vụ việc của bạn

Đại diện tư vấn trực tiếp của chúng tôi luôn sẵn sàng 24/7 để hỗ trợ bạn và có thể lên lịch tư vấn với chuyên gia luật của chúng tôi.

Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt

Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt là trường hợp người bị tình nghi hay còn gọi là nghi can có thể bị bắt quả tang hoặc bị tạm giữ song bắt hoặc bị mời về làm việc tại trụ sở cơ quan điều tra song bắt, trong tường hợp này người bị bắt có quyền thuê luật sư để bào chữa cho mình.

Người bị bắt tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt tạm giữa người bị bắt tạm giữ được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

Người bị bắt tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp có các quyền:

– Được biết lý do mình bị giữ;

– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;

– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá và các quyền khác

Người bị bắt tạm giữ có được quyền nhờ luật sư. Theo quy định thì người bị bắt tạm giữ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bảo chữa cho mình. Nếu nhờ luật sư bào chữa họ có quyền yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ việc liên hệ luật sư để họ có thể nhờ luật sư bào chữa cho mình, ngoài ra họ cũng có các quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.

Người bị bắt theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự thì là bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt theo quyết định truy nã. Khi bị bắt người bị bắt có các nghĩa vụ chấp hành lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền bắt người theo quy định của pháp luật.

Người bị bắt khi bị bắt có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa và một số quyền cơ bản sau:

Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;
Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người. Và một số quyền khác.
Khi bị tạm giữ có được thuê luật sư? Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Ngoài các quyền cơ bản được quy định tại Khoản 2 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự thì người bị tạm giữ có quyền tự bào chữa hoặc thuê luật sư bào chữa.

Thuê luật sư bào chữa tại Công ty luật Dragon. Vui lòng liên hệ: 1900.599.979

 

Khi chưa khởi tố mà nhận được giấy triệu tập của công an có nên thuê luật sư bào chữa

Tôi có giấy triệu tập của công an thành phố, liên quan đến tội trộm cắp xảy ra do bạn tôi làm đơn, mặc dù tôi khẳng định tôi không liên quan đến sự việc của bạn tôi mất trộm? mất bao nhiêu tiền? mất ở đâu ? như thế nào? bạn ấy làm đơn vu khống cho tôi.. Tôi bị công an gọi điện mời tôi, tôi vì không hiểu pháp luật nên đã ký hợp đồng thuê luật sư bào chữa bảo vệ cho tôi, đến lịch hẹn làm việc theo giấy triệu tập? Luật sư của tôi đi cùng tôi đến xuất trình tại công an điều tra như giấy giới thiệu, đơn mời luật sư bào chữa và thẻ luật sư, nhưng bên công an đã từ chối không cho luật sư bào chữa cho tôi tham gia với lý do, hiện nay chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố tôi, công an chỉ mời lên làm rõ sự việc, công an đề nghị tôi và luật sư bổ sung thêm hợp đồng dịch vụ pháp lý? Lúc đấy tôi thấy luật sư bảo tôi cứ làm việc với công an và luật sư bỏ ra về. Tôi rất hoang mang và đã bị sốc nên từ chối không làm việc với công an và xin hẹn buổi khác, tôi có nói với công an là phải có luật sư thì tôi mới làm việc sau đó tôi đi về. Luật sư của tôi không giải thích cho tôi biết lý do và ý kiến của cơ quan điều tra đúng hay sai? Nay tôi nhờ luật sư tư vấn ý kiến của công an như vậy có đúng không? luật sư bảo vệ cho tôi làm như vậy có đúng không? Tôi rất hoang mang khi tìm chọn một công ty luật có uy tín mà lại có một luật sư hành xử như vậy? Rất mong Công ty luật Dragon tư vấn gấp cho tôi.

Phúc đáp yêu cầu tư vấn pháp luật của anh/chị, đề nghị cho ý kiến về một số nội dung pháp lý liên quan đến việc: người bị kiến nghị khởi tố/bị tố giác có được mời Luật sư không, Luật sư Công ty luật Dragon có ý kiến như sau:

*) Đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác:

Theo như trình bày thì anh/chị đang bị tố giác về hành vi trộm cắp tài sản. Khoản 1 Điều 83 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác là người được người bị tố giác nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Luật sư là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác (điểm a khoản 2 Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015). Như vậy, anh/chị có quyền mời Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ngay từ khi bị tố giác (từ khi chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can).

Khoản 1 Điều 27 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) quy định: “Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng và Luật này”.

Bộ Luật Tố tụng hình sự không quy định rõ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác phải xuất trình những giấy tờ gì khi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm làm việc thực tế của Luật sư và quy định tại điểm a khoản 2 Điều 78 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì những giấy tờ Luật sư cần xuất trình khi làm việc với Cơ quan CSĐT là: Giấy giới thiệu của công ty luật cử luật sư đến cơ quan điều tra làm việc, Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu đơn mời luật sư của người bị tố giác ( anh chị cũng như Luật sư không phải xuất trình Hợp đồng dịch vụ pháp lý).

Như vậy, việc công an từ chối không cho luật sư tham gia với lý do: hiện nay chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can, công an chỉ mời lên làm rõ sự việc và đề nghị anh và luật sư bổ sung thêm hợp đồng dịch vụ pháp lý là vi phạm tố tụng.

*) Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác:

Khoản 3 Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có quyền:

  1. a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  2. b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  3. c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
  4. d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Luật sư bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh/chị không đưa ra ý kiến nào và bỏ về khi bị công an từ chối là không thực hiện quyền của mình theo quy định trên. Không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho khách hàng. Việc anh/chị từ chối không làm việc với công an, xin hẹn buổi khác và nói với công an là phải có luật sư bào chữa cho anh/chị thì anh/ chị mới làm việc với cơ quan điều tra là đúng với quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm ý kiến của Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long Giám đốc Công ty Luật Dragon – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội về nội dung vụ viêcj trên.

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội và Luật sư Hải Phòng theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty Luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD luật sư Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh Công ty Luật Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty Luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư bào chữa tham khảo tại đây

Trân trọng!

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Luật sư chuyên bào chữa vụ án hình sự

ĐIỀU LUẬT

ÁN LỆ